Triết học Hy Lạp

Đạo đức học của Nicomaque. Quyển 1. Chương III

 

ARISTOTE

ĐẠO-ĐỨC-HỌC của NICOMAQUE

 

QUYỀN THỨ NHẤT

ĐIỀU THIỆN VÀ HẠNH PHÚC

 


Aristote. Đạo-đức-học của Nicomaque. Đức Hinh dịch. Trung tâm học liệu, Sài Gòn, 1974.| Xem thêm: Bản dịch tiếng Anh.


 

CHƯƠNG III

 

1.– Đó là mục đích của cuốn khái luận này có thể gọi là một cuốn khái luận chính-trị. Nếu cuốn này luận giải rõ ràng mọi điểm, thì nó khá đầy đủ. Thực thế, người ta không nên tìm kiếm một sự rõ-ràng bằng nhau trong tất cả tác phẩm tinh thần, cũng như trong tất cả nghề làm bằng tay.

2.– Thực vậy, điều đẹp và điều công bình được đưa ra để chính trị học nghiên cứu, có những sai-biệt, về sự giải thích, rộng rãi và có thể lầm lẫn đến nỗi hai điều ấy hình như chỉ tồn tại là nhờ hiệu quả của bản tính.

3.– Điều giải-thích được tại sao những sự sai biệt như vậy lại thấy có ở những điều thiện khác nhau, là vì những điều này thường gây ra những thiệt hại. Có nhiều lần người này chết vì giàu có, kẻ kia, vì can đảm.

4.– Vậy người ta phải tự lấy làm mãn-nguyện nếu ai nghiên-cứu những vấn đề ấy và khởi đầu từ những nguyên tắc ấy chỉ rõ chân lý một cách thô sơ; khi người ta chỉ nói về những sự-kiện và hậu quả tổng-quát, những kết-luận chỉ có thể tổng-quát mà thôi. Vậy mỗi mệnh đề chúng tôi cũng phải được tiếp nhận với tinh thần ấy[1]. Thực thể, người trí-thức xuất-hiện ra khi chỉ đòi hỏi một sự rõ–ràng thích hợp với từng loại đề tài. Nếu không người ta sẽ chờ đợi những lý lẽ chỉ khả tín ở một nhà toán học và những chứng minh vững chắc ở một diễn giả.

5.– Mỗi người xét đoán giỏi cái gì mà mình biết, và tỏ ra là một nhà phê-bình sâu sắc. Vậy thì khi người ta thông thạo về một vấn đề riêng biệt, người ta nói một cách thấu triệt, để luận giải một vấn đề tổng-quát, phải có một học-vấn phổ thông. Vì lý-do ấy, thiếu niên ít khả năng để học chính-trị, vì thiếu kinh nghiệm về việc đời Chính vì điểm ấy và về vấn-đề ấy mà chúng ta thảo luận.

6.– Vả lại, vì thiếu niên sẵn sàng nghe theo nhiệt-dục của mình nên chỉ chú ý đến việc học chính-trị một cách hão huyền và vô lợi ích, vì mục đính của chính trị không phải là kiến thức thuần túy mà là sự thực hành.

7.– Tuổi trẻ hoặc tính trẻ là một điều ít quan trọng, bởi vì sự thiếu chú ý không phải là một yếu-tố của thời gian, mà là hậu quả của một cuộc đời bị chế ngự bởi nhiệt dục và vâng theo mọi xúc động. Đối với những người như vậy, cũng như đối với những người không tự kiểm-soát được mình, thì kiến-thức vô-ích. Nhưng đối với những người qui-định khuynh hướng và hành-vi theo lý-trí, sự hiểu biết những vấn đề ấy có thể rất lợi ích.

 


 

 

 


[1] Trái lại nhiều nhà luân lý-học nói tới khoa-học luân-lý.

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt