Triết học Hy Lạp

Những tập ghi chép triết học Epicurus (Tập thứ nhất)

 

NHỮNG TẬP GHI CHÉP VỀ TRIẾT HỌC EPICURUS*

KARL MARX (1818-1883)

 

Tập thứ nhất

 

I. DIOGENES LAERTIUS, QUYỂN X

NHỮNG TRÍCH ĐOẠN TRONG QUYỂN THỨ MƯỜI CỦA DIOGENES LAERTIUS THEO ẤN PHẨM CỦA PETRI GASSENDI. "NHỮNG NHẬN XÉT VỀ QUYỂN THỨ MƯỜI CỦA DIOGENES LAERTIUS". LYON, 1649, T.I**

 

I. DIOGENES LAERTIUS, QUYỂN THỨ MƯỜI

 

EPICURUS

[2] "... song về sau [Epicurus], do tình cờ tiếp xúc với các quyển sách của Democritus, đã dấn thân vào triết học" (tr. 10).

[4] (Nhà theo thuyết khắc kỷ Posidonius, Nicolaus và Sotion, trong quyển thứ 12 trong bộ sách có nhan đề chung là "Những lời bác bỏ của Đi-ô-clốp", đã khẳng định rằng:)

"Ông ta đã truyền bá, như là của mình, các học thuyết của Democritus về nguyên tử và học thuyết của Aristippus về hưởng thụ" (tr. 11).

[6] "Bởi vì chí ít tôi cũng không biết - [Epicurus nói] - rằng cái gì tôi có thể thừa nhận là phúc lợi, nếu như vứt bỏ những hưởng thụ vị giác, [những hưởng thụ của tình yêu], hưởng thụ khi nghe âm nhạc và những cử động vui sướng khi chiêm ngưỡng những hình thức [tuyệt diệu]" (tr. 12).

[12] "Người được ông thừa nhận hơn cả là... Anaxagoras thời cổ đại, tuy trong một số vấn đề đã bất đồng với Anaxagoras". (tr. 16).

[29] "Vậy là, nó [tức là triết học của Epicurus] được phân ra thành ba phần: phần giáo luật, phần vật lý và phần đạo đức". (tr. 25).

1) GIÁO LUẬT

[31] "Vậy là, trong "Giáo luật" của mình Epicurus khẳng định rằng các tiêu chí của chân lý là những cảm thụ bằng cảm giác, cũng như là những dự cảm[1]những cảm nhận; ngoài ra những môn đồ của Epicurus còn bổ sung thêm cả những quan niệm được tạo ra bởi sức tưởng tượng của lý trí (tr.25-26). Ông còn đề cập đến điều này... cả trong tác phẩm "Những luận điểm chủ yếu" (tr. 26).

I) "... Những cảm thụ bằng cảm giác là chân lý. Bởi vì... không có một sự cảm thụ nào bằng cảm giác lại phụ thuộc vào lý trí, cũng như nó hoàn toàn không có khả năng hồi ức; bởi vì nó không tự mình chuyển động, mà được một cái gì khác nào đó làm cho chuyển động và nó không thể bổ sung thêm gì cả, cũng không giảm thiểu đi để có thể suy nghĩ điều gì đó hoặc nghĩ ra".

[32] "Và không có gì có thể phản bác được chúng. Thật ra, một sự cảm thụ bằng cảm giác đồng chủng loại không thể phản bác một sự cảm thụ khác đồng chủng loại với nó, bởi vì chúng ngang bằng nhau, còn cái không đồng chủng loại thì không thể phản bác cái không đồng chủng loại, vì chúng suy xét không cùng về một điều như nhau. Và nói chung, một sự cảm thụ bằng cảm giác này không thể phản bác sự cảm thụ bằng cảm giác khác, bởi vì chúng có một sự chú ý ngang nhau về tất cả trong số chúng. Lý trí cũng không thể phản bác các cảm thụ bằng cảm giác; bởi vì lý trí hoàn toàn phụ thuộc vào những cảm thụ ấy".

"Cái được cảm giác cảm thụ thì thực sự tồn tại, điều đó đảm bảo tính chân lý của những sự cảm thụ bằng cảm giác. Những gì chúng ta nhìn thấy và nghe thấy là hiện tượng có thật, chẳng khác nào việc chúng ta cảm nhận được sự đau đớn. Bởi vì không có sự khác nhau giữa những lời khẳng định: "có điều gì đó là chân lý" và "có điều gì đó đang tồn tại" (tr. 26).

"Từ đó cần giải thích điều chưa biết, xuất phát từ các hiện tượng. Bởi vì mọi quan niệm đều có nguồn gốc là các cảm thụ bằng cảm giác, với sự trung gian của sự trùng hợp ngẫu nhiên, sự tương tự, sự giống nhau và sự kết hợp,với sự tác động nào đó của tư duy" (tr. 26 - [27]).

"Những hình ảnh nhìn thấy của người điên, cũng như các giấc mơ đều là chân lý, bởi vì chúng gây ra những chuyển động; còn cái không tồn tại thì không gây ra sự chuyển động nào cả" (tr. 27).

II) [33] "Điều mà [trường phái Epicurus] gọi là dự cảm chính là sự cảm thụ hay là ý kiến đúng đắn, hay là quan niệm, hay là sự tư biện chung hiện diện trong chúng ta, tức là sự hồi ức về hiện tượng bên ngoài thường lặp lại, ví dụ như: "đây là một con người". Bởi vì ngay khi chúng ta vừa phát ra từ "con người" thì vào ngay lúc ấy, nhờ dự cảm, cả hình ảnh con người ấy cũng hiện ra trước chúng ta trên cơ sở những cảm thụ bằng cảm giác.

Vậy là, cái mà thoạt đầu là cơ sở của mọi tên gọi trở thành rõ rệt. Và chúng ta sẽ không đi tìm cái mà chúng ta tìm kiếm nếu trước đó ta không biết nó... Chúng ta sẽ không thể đặt tên cho bất kỳ cái gì nếu trước đó chúng ta chưa được biết hình ảnh [của vật], thông qua dự cảm. Do đó, các dự cảm là hiển nhiên. Và [mọi] ý kiến đều dựa trên cơ sở tính hiển nhiên có trước của cái gì đó. Và chúng ta quy sự khẳng định của chúng ta vào chính cái đó... [34] Họ [trường phái Epicurus] còn gọi ý kiếngiả định và họ khẳng định rằng ý kiến cũng có thể là chân lý và là sai lầm, tuỳ thuộc ở chỗ có cái gì thêm vào nó hay là bị lấy đi khỏi nó, nó có được xác nhận, hay là ngược lại, nó bị bác bỏ tuỳ vào việc nó có hiển nhiên hay không. Và nếu giả định được xác nhận hoặc không bị bác bỏ thì giả định ấy là chân lý, mà nếu nó không được xác nhận hoặc bị bác bỏ thì nó là sai lầm. Do đó mà người ta đã áp dụng [thuật ngữ]: "Điều được trông đợi"; ví dụ như: người ta chờ đợi, sau đó người ta tiến lại gần tháp và nhận ra rằng ở khoảng cách gần tháp có như là khi nó ở khoảng cách xa hay không" (tr. [27] - 28).

"Họ phân biệt hai trạng thái tâm hồn: khoái lạc và sự đau đớn... Khoái lạc gần gũi (với bản chất của loài vật), còn sự đau đớn thì xa lạ; chính những tâm trạng ấy là kim chỉ nam trong việc lựa chọn hoặc khước từ một điều gì đó" (tr. [28] - 29).

"Trong những trường hợp này những sự khảo cứu liên quan đến bản thân sự vật, còn trong những trường hợp khác thì những sự khảo cứu ấy lại xoay quanh những từ ngữ rỗng tuếch" (tr. 29).

EPICURUS GỬI MENOECEUS

[123] "Trước hết, xuất phát từ chỗ cho rằng thượng đế là thực thể không thể bị thủ tiêu và cực lạc, như điều đòi hỏi phải có bởi quan niệm chung về thượng đế, cho nên mong anh hãy đừng gán cho thượng đế điều gì xa lạ với tính chất không thể bị thủ tiêu, điều gì bất tương dung với trạng thái cực lạc..." (tr. 82).

Bởi vì các vị thần tồn tại, do quan niệm về các thần thánh là hiển nhiên" (hãy tham khảo "quan niệm chung về các vị thần" - "consensus omnium, consensus gentium[2]). Nhưng các vị thần ấy không phải như đám đông hình dung về họ; bởi vì [trong tư duy của mình về các vị thần] đám đông không duy trì quan niệm ban đầu về các vị thần".

"Kẻ bất lương không phải là người bác bỏ các vị thần của đám đông, mà là kẻ hùa theo ý kiến của đám đông về các vị thần".

[124] "Bởi vì ý kiến của đám đông về các vị thần lại không phải là những dự cảm, mà là những giả định sai lầm. Vì vậy mà đám đông nghĩ rằng các vị thần giáng xuống đầu các kẻ xấu những tai hoạ nặng nề nhất, dành cho những người lương thiện các việc làm vô cùng tốt đẹp. Bởi vì, sau khi hoàn toàn quen với những đức hạnh của mình thì đám đông tán đồng với những đồng loại, và nó xem tất cả những gì không phải là cái đó đều là xa lạ" (tr. 83).

"Anh hãy học cách suy nghĩ rằng cái chết không là gì đối với chúng ta, vì tất cả những điều tốt đẹp, cũng như tất cả những điều xấu xa là ở nơi cảm giác, còn cái chết là sự chấm dứt cảm giác".

"Do vậy, sự nhận thức đúng đắn cho rằng cái chết không là gì cả đối với chúng ta sẽ làm cho chúng ta coi tính nhất thời của cuộc sống là nguồn khoái lạc, mà không bổ sung [vào cuộc sống] thời gian vô tận, gạt bỏ nỗi khao khát về sự bất tử".

[125] "Bởi vì trong cuộc sống không có gì là đáng sợ đối với ai thực sự hiểu rằng, không được sống hoàn toàn không phải là điều khủng khiếp. Vì vậy kẻ nhẹ dạ là kẻ nói rằng anh ta sợ chết không phải vì cái chết gây ra đau đớn khi nó xảy đến, mà vì ngay từ bây giờ anh ta đã bị đau đớn bởi cái chết sắp xẩy tới; thật là ngu xuẩn nếu lo lắng đến cái sẽ phải xẩy đến. Bởi vì cái gì khi hiện diện không gây ra sự lo lắng thì chỉ gây nên một sự đau buồn rỗng tuếch khi nó chỉ là điều được trông đợi xẩy đến. Vậy là, cái chết gây nên sự sợ hãi lớn nhất trong số những điều bất hạnh. Chẳng là gì cả đối với chúng ta, vì lẽ chừng nào chúng ta tồn tại thì không có sự chết, còn khi cái chết xảy đến thì chúng ta không còn nữa. Như thế, cái chết không liên quan đến người sống cũng như người đã chết bởi vì đối với người còn sống thì chưa có ai chết, còn người chết thì không có" (tr. 83 - 84).

[126] "Người nào kêu gọi một chàng trai sống cho tuyệt vời, còn kêu gọi người già hãy chết một cách tuyệt đẹp, thì người đó là kẻ ngốc, không chỉ vì cuộc sống có sức lôi cuốn, mà còn vì sự chăm lo đến cuộc sống tươi đẹp cũng là sự chăm lo về cái chết tuyệt diệu..." (tr. 84).

[127] "Nhưng cần nhớ rằng tương lai vừa không phải là của chúng ta, vừa không hoàn toàn không phải là của chúng ta khiến chúng ta, một mặt, không chờ đợi nó như một điều gì đó nhất định sẽ xẩy đến, nhưng mặt khác chúng ta lại không mất hy vọng vào nó như một điều gì đó bất luận thế nào cũng không xẩy đến" (tr. 85).

"Trong những ý muốn có những ý muốn mang tính chất tự nhiên, những ý muốn khác lại là những ý muốn trống rỗng. Trong số những ý muốn tự nhiên có những ý muốn là cần thiết, những ý muốn khác chỉ là những ý muốn tự nhiên. Trong số những ý muốn cần thiết có những ý muốn cần thiết cho hạnh phúc (ví dụ, để thân xác được gặp may), những ý muốn khác thì cần thiết cho bản thân cuộc sống" (tr. 85).

[128] "Bởi vì sự chiêm ngưỡng những sự vật ấy - một cách không sai lầm... có thể dẫn đến làm cho thân xác được mạnh khoẻ và sự bình thản (ataraxy)[3] của tâm hồn, vì đây chính là mục đích của cuộc đời hạnh phúc. vì điều đó mà chúng ta làm tất cả - để không cảm thấy đau đớn và sợ hãi. Một khi đã đạt được điều đó thì chấm dứt mọi nỗi xao xuyến của tâm hồn, vì một động vật không cần phải tìm kiếm gì đó cần thiết hoặc một điều gì đó khác có thể giúp ích cho sự may mắn đầy đủ hơn của tâm hồn và thể xác. Bởi vì, chúng ta có nhu cầu hưởng lạc khi mà vì không có sự hưởng lạc thì chúng ta đau khổ; còn khi chúng ta không đau khổ thì chúng ta không cần đến sự hưởng lạc nữa" (tr. 85).

"Do vậy chúng ta nói rằng sự hưởng lạc chính là sự mở đầu và sự cáo chung của cuộc sống hạnh phúc (tr. 85 - 86). [129] Bởi vì sự hưởng lạc là phúc lợi thứ nhất và bẩm sinh, bằng sự hưởng lạc chúng ta mở đầu mọi sự lựa chọn và khước từ, và chúng ta đến với sự lựa chọn ấy để dùng tâm trạng ấy như thước đo đánh giá mọi phúc lợi" (tr. [85] - 86).

"Chính vì sự hưởng lạc là phúc lợi thứ nhất bẩm sinh, nên chúng ta lựa chọn không phải bất kỳ sự hưởng lạc nào..."

"Vậy là, mọi sự hưởng lạc, xét về bản chất của nó mà phù hợp với chúng ta - đều là phúc lợi, song không phải bất kỳ sự hưởng lạc nào cũng nên lựa chọn, giống như mọi nỗi đau khổ đều là bất hạnh, nhưng không phải lúc nào cũng cần tránh mọi sự đau khổ".

[130] "Nhưng, cần giải quyết tất cả điều đó bằng con đường so sánh và xem xét [các hậu quả] có ích cũng như có hại, vì theo thời gian thì phúc lợi lại là tai hoạ cho chúng ta, còn tai hoạ, ngược lại, lại là phúc lợi" (tr. 86).

Và chúng ta thừa nhận rằng việc biết cách thoả mãn với điều nhỏ bé là phúc lợi to lớn không phải để thoả mãn với điều nhỏ bé trong mọi tình huống, mà là để thoả mãn với điều nhỏ bé trong những trường hợp chúng ta không có cái to lớn, và hoàn toàn tin tưởng rằng người hưởng thụ cái sa sỉ phần nhiều là những kẻ ít cần đến chúng nhất, và rằng tất cả những cái tự nhiên là cái dễ đạt được nhất, còn dù sao thì cái trống rỗng cũng khó đạt đến nhất" (tr. 86).

[131] "... chúng ta gọi... sự hưởng lạc là trạng thái không có những sự đau đớn của thể xác và những sự xáo động của tâm hồn" (tr. 87).

[132] "Khởi nguồn và phúc lợi tối cao khả năng suy xét, vì vậy khả năng suy xét được chuộng thậm chí hơn cả triết học. Tính lý trí là nguồn gốc sinh ra mọi đức hạnh khác cho thấy rằng không thể sống một cách thoải mái nếu không sống một cách hợp lý trí, tuyệt vời [và một cách công bằng], và rằng không thể sống [một cách có lý trí, tuyệt vời và] công bằng nếu không sống một cách thoải mái. Bởi vì các đức hạnh gắn bó với cuộc sống thoải mái, cuộc sống thoải mái không tách rời chúng" (tr. 88).

[133] "Bởi vì, ta có thể đặt ai cao hơn một con người đã theo đuổi những quan điểm ngoan đạo về các vị thần, và luôn luôn tỏ ra không sợ hãi cái chết và có một quan niệm đúng đắn về mục tiêu cuối cùng của thiên nhiên, và hiểu rằng phúc lợi lớn nhất dễ đạt đến và tiếp cận, còn tại hoạ lớn nhất trong các tai hoạ thì mang tính nhất thời hoặc gắn liền với những nỗi đau đớn ngắn ngủi? Còn về tính tất yếu mà một số người áp dụng như vị chúa tể tối cao, thì con người đó tuyên bố sự tất yếu ấy không tồn tại. Nhưng [theo ý kiến của người đó] thì cái này phụ thuộc vào trường hợp ngẫu nhiên, còn cái kia phụ thuộc vào bản thân chúng ta vì tính tất yếu là vô trách nhiệm còn sự ngẫu nhiên thì rõ ràng là không ổn định, phụ thuộc vào chúng ta một cách tuỳ tiện, vì vậy mà sự quở trách cũng như sự đối lập với nó không ngừng theo sau nó" (tr. 88).

[134] "Thà nghe theo thần thoại về các vị thần còn tốt hơn trở thành kẻ nô lệ cho sự tiền định của các nhà vật lý. Bởi vì thần thoại này để lại niềm hy vọng vào lòng thương hại của các vị thần thông qua sự sùng bái các vị thần đó, còn sự tiền định thì chứa đựng trong mình tính tất yếu không thể lay chuyển được. Về sự ngẫu nhiên thì vị ấy [nhà thông thái] giả định sự tồn tại của nó (chứ không phải của thượng đế) như đám đông vẫn làm... nhưng mặt khác - và cũng không coi đó không phải là nguyên nhân xác đáng...; [135] [nhà thông thái] xuất phát từ chỗ cho rằng thà chịu những thất bại nhưng hành động một cách hợp lý, còn tốt hơn là hưởng thành công mà lại hành động một cách không hợp lý. Nhưng điều tốt hơn cả là sự ngẫu nhiên góp phần thúc đẩy thành công của hành động được suy tính đúng đắn" (tr. [88] - 89).

"...Và sẽ không bao giờ... sự bình yên của anh bị phá vỡ, anh sẽ sống giữa loài người, như thượng đế: bởi vì bất kể về phương diện nào thì một con người sống giữa những phúc lợi bất tử cũng không giống với một sinh vật có sinh có tử" (tr. 89).

"Trong những cuốn sách khác ông ấy phủ nhận nghệ thuật tiên tri... Nghệ thuật tiên tri không tồn tại, và nếu nghệ thuật ấy đã từng tồn tại thì chúng ta không thể nào làm thay đổi được cái đang diễn ra..." (tr. 89).

[136] "Trong vấn đề hưởng lạc ông ấy cũng bất đồng ý kiến với phái Cyrenaics. Phái này không công nhận sự hưởng lạc trong trạng thái yên tĩnh, mà chỉ trong sự chuyển động, còn ông ấy thì thừa nhận cả [những sự hưởng lạc] nàykia - của tinh thần, cũng như của thể xác... Sự hưởng lạc có thể có cả trong trạng thái yên tĩnh, cả trong sự chuyển động. Còn Epicurus... thì nói: "Sự yên tĩnh về tâm hồn và trạng thái không có nỗi đau đớn là những lạc thú của sự yên tĩnh, còn niềm vui và sự vui vẻ bộc lộ ra nhờ tính tích cực của mình trong sự chuyển động" (tr. 90)

[137] "Còn [một điểm nữa mà ông ấy bất đồng] với phái Cyrenaics. Phái này cho rằng những đau đớn về thể xác thì nặng nề hơn là những đau đớn tâm hồn..., còn theo ý kiến của ông thì những đau đớn tâm hồn nặng nề hơn, bởi vì xác thịt chỉ bị dầy vò bởi nỗi đau đớn hiện tại, còn tâm hồn thì bị dày vò bởi cả nỗi đau đã qua, cả bởi nỗi đau hiện tại, cả bởi nỗi đau tương lai; do vậy, cả những lạc thú của tinh thần cũng cao hơn" (tr. 90).

"Để làm bằng chứng cho [luận điểm] cho rằng lạc thú là mục đích [của cuộc sống], ông ta dẫn ra [hiện tượng] là các động vật, kể từ khi ra đời,   đều thích [sự lạc thú], chúng cảm thấy ghê tởm nỗi đau đớn. [Và điều đó diễn ra] một cách tự nhiên, vô thức. Thật vậy, chúng ta tránh nỗi đau đớn một cách theo bản năng.." [tr. 90 - 91].

[138] "Cả những đức hạnh chúng ta cũng lựa chọn không đơn thuần như vậy, mà vì sự hưởng lạc... Ông ấy cũng nói rằng chỉ có đức hạnh không tách rời khỏi sự hưởng lạc, còn những cái khác, ví dụ như đồ ăn, thì tách rời..." (tr. 91).

[NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHỦ YẾU]

[139] "Cái Cực lạc Cái không bị phá vỡ tự bản thân nó không biết đến những nỗi trăn trở, cũng như không làm cho những người khác khốn khổ vì chúng, cho nên nó xa lạ cả với sự phẫn nộ, cả với lòng biết ơn, bởi lẽ tất cả những điều tương tự đều đặc trưng cho sự bất lực".

"Trong những cuốn sách khác ông ấy nói rằng các vị thần có thể được trí tuệ nhận thức, chứ không được xác định bởi số lượng; rằng do sự tương đồng (và do sự hoà nhập vào nhau của những hình tượng tương đồng được tạo ra chính là nhằm mục đích đó) những vị thần ấy tương đồng với con người" (tr. 91 - 92).

"Giới hạn cao nhất của lạc thú là sự chấm dứt mọi nỗi đau đớn: dù bất kỳ ở đâu xuất hiện sự lạc thú thì ở đó - chừng nào sự lạc thú ấy còn tiếp diễn - đều không có sự đau đớn, sự buồn rầu, không có cả hai điều đó gộp lại" (tr. 92).

[140] "Không thể sống thoải mái nếu không sống một cách hợp lý, cao đẹp chính đáng, và không thể sống một cách hợp , cao đẹp và chính đáng nếu không sống một cách thoải mái" (tr. 92).

[141] "Không một sự hưởng lạc nào lại tự nó là tai hoạ cả, nhưng điều gây ra một số khoái lạc lại kéo theo những sự phá hoại gấp nhiều lần đối với những sự khoái lạc" (tr. 93).

[142] "Nếu tất cả lạc thú hoà lẫn vào nhau cả về thời gian, cả về đường nét thì mối liên hệ ấy cũng [đầy đủ] như những bộ phận chính yếu của thiên nhiên, và như thế không thể phân biệt được sự lạc thú này với sự lạc thú khác" (tr. 93).

[143] "Không thể xoá bỏ niềm sợ hãi trước các hiện tượng quan trọng nhất, nếu không nhận thức bản chất của mọi cái, mà chỉ [hạn chế] ở vài sự phỏng đoán nào đó được rút ra từ các thần thoại, - như vậy, nếu không có [tri thức] về khoa học tự nhiên thì không thể có được những lạc thú không bị vẩn đục" (tr. 93 - [94]).

[142] "Nếu chúng ta không lo ngại trước những hiện tượng trên trời và bởi những suy nghĩ về cái chết - như thể là có một lúc nào đó thì dù sao cái chết cũng không động chạm đến chúng ta ở mức độ nào đó - thì chúng ta có thể thấy rõ được những giới hạn của đau đớn, cũng như của những ước vọng, như thế chúng ta sẽ không cần đến khoa học tự nhiên (tr. 93).

[143] "Thật là hoàn toàn vô ích nếu đảm bảo cho mình có được sự an toàn chống lại mọi người, nếu tồn tại những nỗi lo ngại trước những gì hiện diện trên trời, cũng như trước những gì hiện diện dưới mặt đất, và nói chung là trước những gì hiện diện trong trạng thái vô giới hạn. Bởi vì sự an toàn trước mọi người chỉ có thể có được ở một mức độ nào đó" (tr. 94).

"Sự an toàn được tạo ra bởi sự yên tĩnh và sự cách ly khỏi đám đông, và nó đạt được nhờ khả năng loại trừ [bằng cách giảm bớt ước muốn về điều không cần thiết] và nhờ tính chất rất dễ dàng của việc có được [điều cần thiết] (tr. 94).

[144] "Những phúc lợi tự nhiên thì có giới hạn và được kiếm ra dễ dàng, còn của cải mà người ta [vẽ lên] trong những quan niệm trống rỗng, thì vượt ra ngoài mọi giới hạn" (tr. 94).

"Lạc thú xác thịt không gia tăng khi chấm dứt sự đau đớn do nhu cầu gây ra, lạc thú ấy chỉ thay đổi mà thôi" (tr. 94).

Điểm cao nhất của tư duy (về lạc thú) là ở sự khảo cứu chính những vấn đề (và tất cả những gì liên quan đến chúng) đã gây ra cho tư duy những nỗi sợ hãi to lớn nhất" (tr. 94).

[145] "Thời gian vô tận chứa đựng lạc thú cũng nhiều như thời gian hữu định nếu như ta suy ngẫm đúng đắn những giới hạn của lạc thú" (tr. 95).

"Những lạc thú xác thịt được [thiên nhiên] ấn định trước cho chúng những giới hạn, nhưng sự hướng tới sự vĩnh hằng đã đẩy lùi những giới hạn ấy vào sự vô tận. Còn tư duy thì sau khi nhận thức được mục đích, và các giới hạn của xác thịt và sau khi dập tắt ý vươn tới tính vĩnh hằng, thì đã làm cho cuộc sống của chúng ta trở thành hoàn thiện, do vậy chúng ta không có nhu cầu nào về thời gian bất tận. Song, tư duy cũng không loại trừ lạc thú ngay cả khi hoàn cảnh đòi hỏi phải ra khỏi cuộc đời, chấp nhận sự chấm hết của cuộc đời tốt đẹp trong tư cách là sự hoàn thiện" (tr. 95).

[146] "Cần nhận thức, một cách hết sức rõ ràng, mục tiêu cuối cùng được đặt ra, mục tiêu mà chúng ta quy tụ các suy xét của chúng ta vào đó; nếu không mọi cái sẽ đều không được giải quyết và đầy sự bối rối" (tr. 95).

"Nếu anh bác bỏ tất cả những cảm thụ bằng cảm giác thì anh sẽ chẳng còn gì để có thể dựa vào đó trong sự xét đoán của mình về cảm thụ mà anh thừa nhận là lầm lạc" (tr. 95).

[148] "Nếu trong từng trường hợp anh sẽ không đem so sánh tất cả mọi hành động của mình với mục đích tự nhiên, mà lại hướng tới điều gì khác nào đó - dù là trong việc khước từ cái gì đó hoặc trong việc hướng tới điều gì đó - thì những hành động của anh sẽ không phù hợp với những nguyên tắc của anh" (tr. 96).

[149] "Trong số những ước nguyện có những ước nguyện mang tính chất tự nhiên và cần thiết, có những ước nguyện khác thì mang tính tự nhiên, nhưng không phải là cần thiết, còn những ước muốn thứ ba lại không mang tính chất tự nhiên, không cần thiết, mà xuất phát từ những quan niệm trống rỗng" (tr. 96).

[148] "Chính cái nhận thức, đã đem lại cho chúng ta sự tin tưởng rằng tai hoạ không phải là vĩnh hằng, cũng không phải là lâu dài, đã làm chúng ta tin rằng trên [con đường đời] có hạn của chúng ta thì tình bạn là đảm bảo đáng tin cậy nhất cho sự an toàn" (tr. 97).

Những đoạn dưới đây thể hiện các quan điểm của Epicurus về bản chất tinh thần, về nhà nước. Ông ấy coi cơ sở là sự thoả thuận, dnnפήxh, và là người nhất quán, ông chỉ thừa nhận mục đích là dnme'pov, nguyên tắc hữu dụng.

[150] "Quyền tự nhiên là thoả ước [hai bên] theo đuổi sự hữu ích - cam kết cùng nhau không làm hại nhau và không chịu đựng sự tác hại" (tr. 97).

"Đối với những sinh vật đã không thể thoả thuận về việc không gây hại cho nhau và không chịu đựng sự tác hại, - thì không tồn tại cái chính đáng, cái không chính đáng. Cũng phải nói như vậy cả về tất cả những dân tộc đã không thể hoặc đã không muốn thoả thuận về việc không gây hại và không chịu đựng tác hại" (tr. 98).

"Tính chính đáng không phải là cái gì đó tồn tại tự nó, mà là một thoả thuận được xác lập trong cuộc gặp gỡ nhau ở mọi nơi về việc không gây ra và không chịu đựng sự tác hại" (tr. 98).

[151] "Tính bất chính là điều ác không phải tự tại mà [điều ác ấy là ở] sự sợ hãi xuất phát từ nỗi lo lắng cho rằng không thể che dấu tính bất chính ấy với những ai đã được đặt vào cương vị trừng trị những hành vi ấy... bởi vì không rõ liệu kẻ đó [tức là kẻ vi phạm pháp luật] có mai danh ẩn tích được cho đến tận lúc chết hay không" (tr. 98).

"Xét từ góc độ chung thì quyền cho mọi [dân tộc] đều như nhau (vì quyền đó là cái gì đó hữu ích trong giao tiếp giữa những con người với nhau), nhưng tuỳ theo các đặc điểm của từng nước và đủ loại nguyên nhân khác cho nên cùng một sự việc như nhau lại là chính đáng không phải đối với mọi dân tộc" (tr. 98).

[152] "Xuất phát từ điều thường được xem là chính đáng, thì điều được xác nhận là hữu ích trong các quan hệ giao tiếp qua lại của con người, mang bản chất của pháp quyền, nếu nó là như nhau đối với mọi người. Còn nếu như có ai đó ban hành [cho mọi người] cùng một đạo luật như nhau, song đạo luật ấy không đem lại sự hữu ích cho các quan hệ qua lại của xã hội loài người, thì điều đó [điều luật] không mang bản chất của pháp quyền" (tr. 99).

"Và nếu như tính hữu ích chứa đựng trong pháp quyền đã lỗi thời, nhưng dù sao trong một khoảng thời gian nào đó tính hữu ích ấy vẫn trùng hợp với quan niệm [về pháp quyền] - thì trong suốt thời gian ấy tính hữu ích ấy vẫn chính là luật đối với những người nào không tự làm cho bản thân mình bối rối bởi những chuyện bàn luận trống rỗng, mà chú ý nhiều nhất vào những việc làm" (tr. 99).

[153] "Ở nơi nào mà trong những hoàn cảnh không thay đổi người ta thấy rằng cái [đã có thời] được công nhận là luật đối với các công việc [của con người] nhưng không phù hợp với quan niệm [về pháp quyền] thì những điều luật ấy là không chính đáng. Còn ở đâu mà cũng luật có hiệu lực đó không còn mang lại sự hữu ích trong những tình huống đã thay đổi, thì luật dó dù sao đã có lúc là luật khi nó đem lại sự hữu ích trong sự giao tiếp của các công dân, còn về sau khi nó thôi không còn hữu ích nữa thì nó cũng thôi không còn là luật nữa" (tr. 99).

[154] "Người nào bảo đảm một cách tốt nhất cho mình sự thanh thản đối với tất cả cái bên ngoài, người đó đã làm tất cả những gì có thể có trở thành thân hữu, nhưng dù sao cũng đã coi cái không thể có trở thành xa lạ" (tr. 99).

Phần cuối của quyển thứ mười của Diogenes Laertius

EPICURUS GỬI HERODOTUS

[37] "Trước hết cần xác định chính xác những khái niệm được dùng làm cơ sở cho các từ ngữ xác định, để bằng cách quy những giả định, những tìm tòi hoặc những băn khoăn của chúng ta vào những khái niệm ấy, chúng ta có thể giải quyết chúng và để trong những bằng chứng bất tận của chúng ta mọi cái không còn chưa được giải quyết hoặc để chúng ta không giới hạn ở những từ ngữ trống rỗng".

[38] "Bởi vì, đối với mỗi từ, cần chú ý đến ý nghĩa đầu tiên và không tìm kiếm những bằng chứng nào cả nếu chúng ta muốn có cái điều mà chúng ta muốn quy tụ những tìm tòi, những băn khoăn hoặc những giả định của chúng ta vào đó" (tr. 30 - 31).

Điều quan trọng là trong tác phẩm "Siêu hình học" của mình Aristotle đưa ra cũng nhận xét như thế về quan hệ giữa ngôn từ với sự triết lý. Vì các nhà triết học cổ đại - không loại trừ cả các nhà triết học theo chủ nghĩa hoài nghi - đều xuất phát từ những tiền đề là nhận thức, cho nên cần có một chỗ dựa vững chắc. Đối với họ, chỗ dựa ấy là những quan niệm ở cái hình dạng mà nó tồn tại trong tri thức chung. Epicurus, là một nhà triết học quan niệm, ông tỏ ra thận trọng hơn cả về phương diện này, vì vậy ông đã xác định một cách chi tiết hơn các điều kiện mà cơ sở phải thoả mãn. Ông đã tỏ ra triệt để hơn cả và, giống như các nhà hoài nghi, ông hoàn tất triết học cổ đại nhưng từ khía cạnh khác.

[38] "Tiếp nữa, cần nghiên cứu tất cả hoặc thông qua những cảm thụ bằng cảm giác, hoặc đơn giản bằng những quan sát trực tiếp hoặc bằng trí tuệ, hoặc là bằng tiêu chí khác nào đó. Cũng làm như vậy đối với những tâm trạng hiện hữu, để chúng ta có thể biểu thị cả cái được trông đợi, cả cái chưa biết. Sau khi phân tích tất cả những cái đó, cần chuyển sang xem xét cái chưa biết" (tr. 31).

"Không thể có chuyện một cái gì đó xẩy ra do cái không tồn tại, về luận điểm này thì đã có sự nhất trí của tất cả những người nghiên cứu các vấn đề về thiên nhiên" (Aristotle. "Vật lý", qu. I, ch. 4. - Bình luận của hội đồng Coimbra, tr. 123 - [125]).

"Bằng phương thức nào đó sự phát sinh diễn ra đơn giản từ cái không tồn tại, bằng phương thức khác thì sự phát sinh luôn luôn diễn ra từ cái tồn tại. Bởi vì cái gì tồn tại ở dạng tiềm thế, mà trong thực tế không tồn tại thì - như người ta nói - nó phải tồn tại trước cả hai phương thức đó" (Aristotle. "Về sự xuất hiện và sự thủ tiêu", qu I, ch. 3. - Bình luận của Hội đồng Coimbra, tr. 26).

[Diogenes Laertius, 39] "Vũ trụ đã từng luôn luôn ở trạng thái như hiện nay, và mãi mãi nó vẫn là như thế..." (tr. 31).

"Vũ trụ một phần là vật thể, một phần là khoảng trống [tr. 32]".

[40] "Trong số các vật thể có một số vật thể là những liên kết, còn những vật thể khác lại là cái tạo ra những liên kết..." (tr. 32).

[41] "Những [vật thể tạo ra thế giới] ấy là không thể phân chia và không biến đổi nếu như tất cả không phải phân ra thành hư vô (tr. [32] - 33). Vũ trụ là vô tận, bởi vì cái có giới hạn thì có một cái gì đó ở bên ngoài nó (tr. 33). Vũ trụ là vô tận vì nó có nhiều vật thể trong nó, cũng như vì quy mô không gian trống rỗng của nó" (tr. 33).

"Cái vô tận vượt trội và thủ tiêu cái hữu tận" (Aristotle, "vật lý, qu. III, ch. 5. - Bình luận của Hội đồng Coimbra, tr. 487").

[Diogenes Laertius, X, 42] "chúng (nghĩa là những nguyên tử) là cái không giới hạn xét theo tính đa dạng của các hình thái của nó" (tr. 33 - [34])

[43] "Các nguyên tử chuyển động luôn luôn, trong trạng thái vĩnh cửu". (tr. 34).

[44] "Và không có sự khởi đầu của nguyên tử [của sự chuyển động của các nguyên tử], bởi vì các nguyên tử và khoảng trống đã tồn tại từ xa xưa" (tr.35).

"Các nguyên tử không có một dấu hiệu chất lượng nào ngoài hình thái, quy mô và trọng lượng" (tr. 35).

"Chúng không thể có bất kỳ đại lượng nào: ít ra thì chưa có một nguyên tử nào là đối tượng cho cảm nhận thị giác" (tr. 35).

[45] "Và các thế giới thì có nhiều vô số" (tr. 35).

[46] "Có cả những dấu vết mà xét theo vẻ bề ngoài thì giống như các vật thể rắn, nhưng xét về tinh vi thì chúng vượt trội tất cả những gì mà cảm giác có thể cảm thụ được" (tr. 36).

"Chính những dấu vết ấy chúng ta gọi là các hình tượng [eidwla]" (tr. 36).

[48] "Ngoài ra [cần giả định] rằng sự xuất hiện những hình tượng ấy diễn ra với tốc độ tư duy, vì quá trình diễn ra liên tục từ phía bên trên các vật thể không biểu hiện ra những dấu hiệu có thể thấy được" (tr. 37).

"Cũng tồn tại cả những con đường khác làm xuất hiện các hiện tượng tự nhiên ấy, bởi vì trong đó không có gì mâu thuẫn với sự cảm thụ bằng cảm giác, nếu như ta lưu ý một cách xác định nào đó đến đối tượng cảm giác hiện diện mà ta quy vào đó những ấn tượng trùng hợp nảy sinh bởi những đồ vật bên ngoài" (tr. 38).

[49] "Cần phải cho rằng khi có cái gì đó đến với ta từ những đồ vật bên ngoài thì chúng ta nhìn thấy và suy ngẫm những hình thức bên ngoài" (tr. 38).

[50] "Mọi ấn tượng đều là có thật nếu nó được cảm thụ bởi tư duy hoặc cảm giác, nhưng nó không trở thành đối tượng của sự suy đoán (non judicata). Sự lừa dối và sai lầm, - nếu [ấn tượng] không được xác nhận hoặc bị bác bỏ - luôn luôn thể hiện ở cái điều được chúng ta suy ngẫm nhờ sự vận động nội tại, sự vận động đó tuy gắn với một ý hướng nào đó muốn hình dung [cái hiện diện], nhưng dù sao nó cũng có phương châm của chính nó nhờ đó mà nảy sinh sự lừa dối" (tr. 39).

[51] "Nhưng những sai lầm đã có thể không xẩy ra nếu trong đầu óc của chúng ta không xuất hiện một sự vận động khác nào đó gắn [với ý hướng muốn hình dung cái hiện diện], nhưng có phương châm của chính mình" (tr. 39).

Chính do vậy [do sự vận động nội tại] đi liền với ý hướng muốn hình  dung cái hiện diện nhưng có phương châm của riêng mình, mà nảy sinh ra tư duy, mà tư duy này, một khi nó không được xác nhận hoặc bác bỏ thì nó sẽ là sai lầm, nếu nó được xác nhận hoặc không bị bác bỏ thì nó là chân lý" (tr. [39] - 40).

[52] "Sự cảm thụ thính giác cũng xuất hiện do có luồng gió nào đó thoảng qua từ đồ vật phát ra âm thanh v.v." (tr. 40).

[53] "Cũng như thế, đối với khứu giác cũng phải chấp nhận điều (mà tôi đã nói về thính giác)..." (tr. 41).

[54] "Tất cả mọi thuộc tính có trong chúng và vốn của chúng (tức là của những nguyên tử), trong đó kể cả những thuộc tính đã được nói đến trên đây (nghĩa là magnitudo, figura, pondus [4]), cũng không biến đổi, cũng y như các nguyên tử không biến đổi, về bất kỳ phương diện nào" (tr. 41).

[55] "Để không mâu thuẫn với những hiện tượng nhìn thấy được thì không nên nghĩ rằng các nguyên tử có thể có bất kỳ một đại lượng nào. Song, nên giả định có một số khác biệt trong đại lượng của chúng, vì khi có được điều đó thì sẽ giải thích được rõ hơn điều diễn ra đối với các trạng thái tâm hồn cũng như đối với những cảm thụ bằng cảm giác" (tr. [42] - 43).

[56] "Ngoài ra, không thể giả định là một vật thể giới hạn có thể có vô số những phần cấu thành hoặc những phần cấu thành ấy có bất kỳ một đại lượng nào" (tr. 43).

[60] "Cần giả định một sự chuyển động hướng lên trên vào chỗ bất tận, cũng như một [sự chuyển động] khác hướng xuống phía dưới" (tr. 45).

Hãy xem phần cuối của trang 44 và phần đầu của trang 45, trong đó thật ra đã có sự vi phạm nguyên tắc nguyên tử và tính tất yếu nội tại được đưa vào chính các nguyên tử. Vì chúng có một đại lượng nào đó cho nên tất phải tồn tại một cái gì đó, nhỏ hơn chúng. Đó là những phần cấu thành chúng. Nhưng những phần cấu thành ấy nhất thiết phải cùng nhau tồn tại như một "tổng hoà tồn tại bên trong" nào đó. Vậy là, tính lý tưởng chuyển vào chính bản thân các nguyên tử. Cái nhỏ nhất trong chúng không phải là cái nhỏ nhất đối với quan niệm, nhưng có cái gì đó giống nó, - đồng thời người ta cũng không có tư duy về một cái gì đó xác định. Tính tất yếu và tính lý tưởng vốn có của các nguyên tử, tự bản thân chúng chỉ là cái được tưởng tượng ra, cái ngẫu nhiên, cái gì đó có tính chất bên ngoài đối với bản thân chúng. Nguyên tắc của thuyết nguyên tử của Epicurus chỉ biểu hiện ở chỗ cái lý tưởng và cái tất yếu chỉ được trình bày dưới hình thái ấy, hình thái có tính chất bên ngoài đối với bản thân chúng, - dưới hình thái nguyên tử. Epicurus tỏ ra hết sức nhất quán đến như thế.

[61] "Tiếp nữa, các nguyên tử tất yếu phải có cùng một vận tốc khi chúng chuyển động qua khoảng trống trong điều kiện không có bất kỳ sự kháng lại nào" (tr. 46).

Chúng ta đã thấy rằng tính tất yếu, mối liên hệ, sự phân biệt - tự chúng - được chuyển vào nguyên tử, hay là nói chính xác hơn, được thể hiện trong nguyên tử, rằng ở đây tính lý tưởng chỉ được thể hiện dưới hình thức ấy, hình thức bên ngoài đối với tính lý tưởng ấy. Điều đó cũng xẩy ra cả với sự chuyển động của nguyên tử được so sánh với sự chuyển động của các vật thể phức tạp nghĩa là của những vật cụ thể. So với sự chuyển động của những vật cụ thể ấy thì sự chuyển động của các nguyên tử, về nguyên tắc, là có tính chất tuyệt đối, nghĩa là trong sự chuyển động ấy đã triệt tiêu mọi điều kiện kinh nghiệm, sự chuyển động ấy mang tính lý tưởng. Nói chung, để làm sáng tỏ tiến trình tư tưởng của triết học Epicurus và làm rõ sự biện chứng nội tại của triết học đó thì điều quan trọng là phải chú ý rằng - trong khi nguyên tắc là một cái gì đó được quan niệm, được biểu hiện ra đối với thế giới cụ thể dưới hình thức tồn tại - sự biện chứng, bản chất bên trong của những định nghĩa bản thể ấy, với tư cách là hình thức - không có tính thực tại - của cái tuyệt đối, nó có thể chỉ biểu lộ ra theo cách là những định nghĩa ấy, với tư cách là định nghĩa trực tiếp, tất phải xung đột với thế giới cụ thể; qua quan hệ đặc thù của chúng với thế giới cụ thể mới phát hiện thấy rằng chúng chỉ là hình thức được tưởng tượng ra, hình thức bên ngoài đối với bản thân, của tính lý tưởng của thế giới đó và đúng ra chúng thể hiện ra không phải với tư cách là tiền đề, mà chỉ với tư cách là tính lý tưởng của cái cụ thể. Như vậy, bản thân, những định nghĩa về chúng tỏ ra không phải là chân lý, là tự lột bỏ mình. Chỉ hình thành khái niệm thế giới, theo ý nghĩa là cơ sở của nó là cái không có những tiền đề, - là hư vô. Triết học Epicurus có ý nghĩa quan trọng nhờ tính chất ngây thơ của những kết luận đưa ra mà không có tính định kiến đặc trưng cho thời đại mới.

[62] "Và đối với những vật thể phức tạp [có thể khẳng định rằng] cái này sẽ không chuyển động nhanh hơn cái kia và v.v." (tr. 46).

[62] "Chỉ có thể nói rằng chúng thường vấp phải sự kháng cự chừng nào sự chuyển động chưa được hình dung là liên tục đối với sự cảm thụ bằng cảm giác. Bởi vì sự giả định về cái không nhìn thấy, cho rằng những khoảng cách thời gian có thể phân biệt bằng phương pháp tư biện, tạo ra sự chuyển động liên tục, - trong những điều kiện như vậy sự giả định ấy là không đúng, vì chân lý [chỉ] là tất cả mọi cái nhìn thấy được hoặc được cảm thụ một cách trực cảm bởi tư duy" (47).

Cần xem xét tại sao lại gỡ bỏ nguyên tắc xác thực của cảm giác và, trái lại, người ta lại đưa ra quan niệm trừu tượng làm tiêu chuẩn của chân lý.

[63] "Tâm hồn là vật thể gồm những phần vô cùng nhỏ được toả ra (diffusum) khắp cơ thể (corpus)" (tr. 47).

Ở đây vẫn đáng chú ý đến sự khác biệt đặc thù được xác định giữa một bên là lửa và không khí với bên kia là tâm hồn, để chứng minh tính tương đồng giữa tâm hồn với thể xác, đồng thời có áp dụng - nhưng cũng loại bỏ - phương pháp loại suy; nói chung đó là phương thức nhận thức suy diễn. Như vậy là tất cả mọi định nghĩa cụ thể tự chúng sụp đổ, và thay vì sự phát triển ta chỉ thu được hồi âm đơn điệu.

[63] "Và cũng phải thừa nhận rằng tâm hồn là nguyên nhân chủ yếu nhất của sự cảm thụ bằng cảm giác".

[64] "Nhưng nó lẽ ra đã không trở thành nguyên nhân đó, nếu như nó không bị bao phủ - có thể nói như thế - bởi khối cơ thể còn lại; khối cơ thể còn lại đã góp phần làm cho tâm hồn trở thành nguyên nhân đó và chính nó tiếp thu từ tâm hồn năng lực đó [năng lực cảm nhận] song không phải tất cả [các năng lực] mà tâm hồn có được; vì vậy khi tâm hồn tách ra thì thể xác mất đi năng lực cảm giác. Bởi vì tự bản thân nó không có được năng lực này, nhưng nó đã có được thuộc tính ấy là nhờ [thực thể] khác đã xuất hiện đồng thời với nó; thực thể ấy, nhờ năng lực - được sản sinh ra trong bản thân nó - đáp lại tức thời sự chuyển động, bằng những hiện tượng cảm giác, nên xét về khoảng cách gần (vicinia) và sự giống nhau, nó đã cung cấp năng lực ấy cho phần còn lại của thể xác" (tr. 48).

Chúng ta đã thấy rằng những nguyên tử - được xem xét một cách trừu tượng trong mối quan hệ của chúng với nhau, - chỉ là những cái tồn tại và được quan niệm một cách chung, và rằng chỉ trong sự xung đột với cái cụ thể mới phát hiện ra tính lý tưởng tưởng tượng của chúng và do đó là tính lý tưởng hỗn độn trong những mâu thuẫn. Cũng thấy rằng khi chúng trở thành phương diện quan hệ, nghĩa là khi chúng ta chuyển sang các đồ vật chứa đựng trong bản thân chúng nguyên tắc và thế giới cụ thể của nguyên tắc (cái sinh động, cái có sinh khí, cái hữu cơ), - thì lĩnh vực quan niệm được tư duy lúc thì như là lĩnh vực tự do, lúc thì như là hiện tượng của cái gì đó mang tính chất lý tưởng. Do đó, sự  tự do  đó của quan niệm cũng chỉ là một cái gì đó hình dung được, mang tính chất trực tiếp, được tưởng tượng ra, - cái đó, trong hình thái đích thực của nó, là cái mang tính chất nguyên tử. Do vậy, có thể lấy định nghĩa này làm định nghĩa kia, mỗi định nghĩa đó, bản thân nó lại đồng nhất với định nghĩa khác; nhưng trong quan hệ giữa chúng đối với nhau lại phải gắn cho chúng cùng những định nghĩa như nhau tuỳ theo chúng được xem xét từ góc độ nào. Vậy là, sự giải quyết vẫn lại là sự quay trở về sự định nghĩa ban đầu đơn giản nhất, sự định nghĩa ấy là lĩnh vực quan niệm được tưởng tượng như là một lĩnh vực tự do. Vì vậy ở đây sự quay trở về xẩy ra với tổng hoà, với cái được quan niệm - là cái thật sự chứa đựng cái lý tưởng trong chính bản thân mình và là chính mình trong tồn tại của mình - cho nên ở đây nguyên tử được giả định dưới hình thái như nó có trên thực tế, trong tổng hoà những mâu thuẫn của nó; đồng thời cũng làm sáng tỏ cơ sở của những mâu thuẫn ấy, sự toan tính coi quan niệm cũng là tính lý tưởng tự do, nhưng chỉ trong hình thái quan niệm. Do đó, nguyên tắc tuỳ tiện tuyệt đối, ở đây, đã bộc lộ ra với tất cả mọi hậu quả của nó. Trong hình thái thấp nhất điều đó đã bộc lộ đối với nguyên tử. Vì tồn tại nhiều nguyên tử, cho nên cái đơn nhất chứa đựng trong bản thân mình sự khác biệt với số nhiều; như vậy, nó là cái số nhiều trong bản thân của nó. Nhưng đồng thời cái đơn nhất chứa đựng trong định nghĩa nguyên tử; do vậy, cái số nhiều trong nó, một cách tất yếu và nội tại, hoá ra lại mang tính đơn nhất nào đó; nó là như thế chỉ vì nó tồn tại. Song, đã cần phải giải thích, chính là đối với thế giới, xem bằng cách nào mà thế giới, phát khởi từ một nguồn gốc, lại tự do mở rộng thành cái số nhiều. Do đó, giả định điều mà chính là cần phải chứng minh: bản thân nguyên tử là cái cần được giải thích. Sau đó, sự khác biệt của tính lý tưởng được đưa vào chỉ bằng con đường so sánh; tự bản thân hai phía đó được thể hiện trong cùng một định nghĩa, và bản thân tính lý tưởng vẫn lại được giả định ở chỗ nhiều nguyên tử ấy được kết hợp lại xét về bên ngoài, ở chỗ chúng là nguyên tắc của những sự kết hợp ấy. Vậy là, nguyên tắc của sự kết hợp ấy là cái mà ban đầu đã được kết hợp trong bản thân mình một cách vô nguyên cớ, nghĩa là bản thân đối tượng được giải thích lại được xem là sự giải thích, đối tượng ấy bị đẩy vào cõi xa xăm mù mờ của sự trừu tượng suy diễn. Như đã nói, cái đó chỉ bộc lộ, với toàn bộ quy mô của nó, trong sự xem xét cái hữu cơ.

Cần nêu lên rằng tâm hồn v.v. tiêu vong và rằng tâm hồn tồn tại chỉ là nhờ sự hoà trộn ngẫu nhiên, và điều đó nói chung thể hiện tính ngẫu nhiên của tất cả những quan niệm đó, ví dụ, những quan niệm về tâm hồn v.v.. những quan niệm ấy ở dưới dạng chúng được thể hiện trong ý thức thường nhật, không mang tính chất tất yếu, còn ở Epicurus thì những quan niệm ấy được thực thể hoá như là những trạng thái ngẫu nhiên được coi là những trạng thái có sẵn, hơn nữa tính tất yếu của chúng, tính tất yếu của sự tồn tại của chúng chẳng những không được chứng minh, mà ngược lại, còn được thừa nhận là không thể chứng minh được, chỉ là có khả năng. Ngược lại, tồn tại tự do của quan niệm được coi là có tồn tại; thứ nhất, tồn tại đó chính là tồn tại tự do trong bản thân nó nói chung, thứ hai, với tư cách là tư duy về tự do của cái được quan niệm, tồn tại ấy hoá ra là sai lầm và cái không có thật, nghĩa là một cái gì đó không nhất quán, bóng ma, một sự lừa dối xét về thực chất. Nói đúng ra, tồn tại ấy thể hiện sự đòi hỏi phải có những định nghĩa cụ thể về tâm hồn v.v. như là những tư duy nội tại. Công lao vĩnh hằng và sự vĩ đại của Epicurus là ở chỗ ông không dành ưu tiên cho những trạng thái so với những quan niệm và cũng không cố gắng bảo vệ chúng. Nguyên lý của triết học Epicurus là ở chỗ chứng minh rằng thế giới và tư duy là một cái gì đó có thể hình dung được, có thể có; mà luận cứ và nguyên tắc dùng làm cơ sở chứng minh cho điều đó và quy tụ mọi cái vào đó vẫn lại là bản thân [khả năng tồn tại cho bản thân mình] được biểu thị trong tự nhiên bởi nguyên tử, còn sự biểu hiện tinh thần của nó là sự ngẫu nhiên và sự tuỳ tiện. Cần làm rõ một cách chính xác hơn để thấy rằng tất cả những định nghĩa về tâm hồn và thể xác thay đổi chỗ cho nhau và rằng chúng tỏ ra tương đồng với nhau theo nghĩa xấu là nói chung phía này cũng như phía kia không được xác định qua những khái niệm. Hãy xem phần cuối của trang 48 và phần đầu của trang 49 [X, 65 - 66]: Epicurus đứng cao hơn phái hoài nghi ở chỗ là theo quan điểm của ông thì chẳng những các trạng thái và các quan niệm được giải quyết thành điều hư vô, mà cả sự cảm thụ chúng, tư duy về chúng và những suy xét về sự tồn tại của chúng - được mở đầu từ cái gì đó vững chắc - cũng chỉ là điều gì đó có thể có mà thôi.

[67] "Không thể hình dung cái hư vô như là cái phi vật thể tự nó, ngoại trừ sự trống rỗng. (Quan niệm không hình dung cái phi vật thể: quan niệm về cái đó là sự trống rỗng và bản thân nó cũng trống rỗng[5]).Khoảng trống rỗng không thể tác động, cũng không thể chịu đựng sự tác động, mà chỉ để cho các vật thể chuyển động xuyên qua nó" (tr. 49).

"Như vậy, những ai khẳng định rằng tâm hồn là phi vật thể thì họ nói điều nhảm nhí" (tr. 49 - 50).

Cần nghiên cứu điều nói trên ở trang 50 và ở phần đầu trang 51 [X, 69], trong đó Epicurus nói về các định nghĩa về những vật thể cụ thể và trong đó ông tuồng như thể bác bỏ nguyên tắc nguyên tử khi ông khẳng định:

[69] "Toàn bộ vật thể nhờ tất cả [những thuộc tính] ấy mà có được bản chất đặc biệt của mình, bản chất đặc trưng cho nó, song không phải với tư cách là sự liên kết nào đó những thuộc tính ấy, giống như khi một khối lớn được tạo thành từ những đống các hạt nhỏ... nhưng chỉ nhờ tất cả [những thuộc tính] ấy - như tôi đã nói - mà nó có được bản chất đặc biệt của mình, bản chất vốn có của nó. Tuy nhiên, tất cả [những thuộc tính] ấy được nhận thức riêng biệt và khác biệt [nhau], nhưng trong quá trình này luôn luôn hiện diện quan niệm về cái chỉnh thể không tách rời những thuộc tính ấy ở bất cứ nơi nào, và chính quan niệm về tổng thể tạo cho vật thể có được ký hiệu đặc biệt" (tr. 50 - 51).

[70] "Tiếp nữa, kết hợp với những vật thể thường có những dấu hiệu không phải là những thuộc tính ổn định; dĩ nhiên, trong số những dấu hiệu ấy có một số thường là không trông thấy được và là phi vật thể. Như vậy, bằng việc sử dụng từ ngữ ấy theo cách dùng phổ biến nhất, chúng ta chỉ rõ rằng một mặt những dấu hiệu ấy không có được bản chất của chỉnh thể mà chúng ta gọi là vật thể, theo ý nghĩa là tổng thể, và mặt khác, chúng không có được bản chất của những thuộc tính đặc biệt đi kèm mà nếu không có chúng thì không thể hình dung được vật thể" (tr. 51).

[71] "Cần hiểu chúng như chúng đã biểu hiện ra, nghĩa là như những dấu hiệu ngẫu nhiên của các vật thể, không phải là [những dấu hiệu] đặc trưng đặc biệt đi kèm, không phải là những dấu hiệu tự bản thân chúng có được bản chất có tổ chức, nhưng chúng được xem xét theo cách là bản thân sự cảm thụ bằng cảm giác đã làm lộ ra sự đặc thù của chúng" (tr. 52).

Epicurus nhận thức hết sức rõ rằng sự đẩy đi bắt nguồn từ quy luật của nguyên tử, từ sự đi chệch khỏi tuyến thẳng. Chí ít Lucretius cũng đưa ra tư tưởng cho rằng không nên hiểu điều đó một cách hời hợt theo ý nghĩa là tuồng như chỉ bằng cách đó các nguyên tử mới có thể gặp nhau trong sự chuyển động của mình. Sau khi nói ở đoạn trên rằng: nếu không có sự đi chệch hướng của nguyên tử thì "ở những nguồn ban đầu đã không diễn ra những sự gặp gỡ nào, những đà thúc đẩy nào cả" [qu. II. câu thơ 223], thì tiếp đó ông nói:

"Nếu tất cả những sự chuyển động tạo ra một chuỗi liên tục

Và nếu trong những chuyển động ấy, sự chuyển động này nảy sinh từ sự chuyển động khác theo trình tự nào đó,

Và nếu những nguồn ban đầu không thể, bằng con đường đi chệch hướng, gây ra những sự chuyển động khác phá vỡ định mệnh của những quy luật,

Để nguyên nhân không nối tiếp nguyên nhân như tự mình muôn thuở, -

[Như ở các sinh vật trên trần gian,

[ý chí] tự do đã xuất hiện như thế nào và từ đâu,

Một ý chí không khuất phục định mệnh]"

["Về bản chất của các sự vật"] qu. II, các câu thơ 251 và tiếp theo.

Ở đây sự chuyển động khiến cho các nguyên tử có thể gặp nhau được xem là khác với sự chuyển động phát sinh từ sự đi lệch hướng. Sau đó, nó được xác định như một sự chuyển động mang tính quyết định tuyệt đối, - như vậy, như là sự tước bỏ tính tự nó, cho nên mọi định nghĩa thể hiện tồn tại cụ thể của mình trong tồn tại khác trực tiếp của mình, trong sự tước bỏ mình, đó là tuyến thẳng đối với nguyên tử. Chỉ nhờ sự chệch hướng mới nảy sinh sự chuyển động cá thể, đó là quan hệ mà tính xác định của nó là tính xác định của bản thân nó, chứ nó không nảy sinh từ một quan hệ khác.

Liệu Lucretius có vay mượn quan điểm đó của Epicurus hay không thì thật ra điều này cũng không quan trọng. Kết luận - được rút ra qua việc xem xét sự hất đẩy - cho rằng nguyên tử, với tư cách là hình thức trực tiếp của khái niệm, được khách thể hoá chỉ trong sự khiếm diện trực tiếp của các khái niệm, nó được áp dụng cho cả ý thức triết học, mà đối với ý thức này thì nguyên lý này lại là thực chất của nó.

Đồng thời điều đó cũng biện minh cho việc tôi đã coi là hợp lý nếu xác lập một sự phân định hoàn toàn khác với sự phân định của Epicurus.

(xem tiếp Tập thứ 2)

 

Do K.Marx viết năm 1839

Công bố lần đầu không toàn văn bằng tiếng của nguyên bản trong Marx-Engels Gesamtausgabe. Erste Abteilung, Bd 1,

Hlbd. 1, 1972 và công bố toàn văn bằng tiếng Nga trong văn tập: K.Marx và  F. Engels.

Trích những tác phẩm đầu tayM. , 1956

Ký tên: Karl Heinrich Marx

In theo bản viết tay

Nguyên văn là tiếng Đức,

tiếng Hy Lạp cổ và tiếng La- tinh

 


Nguồn: K. Marx và F. Engels. Toàn tập. Tập 40. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia, 1999, tr. 41-66. Phiên bản điện tử: http://dangcongsan.vn/cpv/index.html


* "Những tập ghi chép về triết học Epicurus do Marx viết năm 1839, đã được sử dụng rộng rãi trong luận án tiến sĩ của ông (xem tập này, tr. 269 - Tập ghi chép là những công trình nghiên cứu của Marx trong lĩnh vực triết học cổ đại và cùng với việc trình bày những quan điểm riêng của mình còn bao hàm nhiều đoạn trích bằng tiếng La-tinh và tiếng Hy Lạp của các tác giả cổ đại, chủ yếu có liên quan đến triết học Epicurus. Bản thảo còn lưu giữ được đến hôm nay dưới dạng bảy tập, trong đó năm (tập I - IV và VII) có tên gọi ngoài bìa: "Triết học Epicurus". Ngoài bìa các bút ký II-IV có đánh dấu - "Học kỳ đông năm 1839". Bìa tập V và VI không còn giữ được. Tập VI còn mất mấy trang nội dung. Năm trang cuối của bút ký V là những đoạn trích từ tác phẩm "Bách khoa toàn thư khoa học triết học" của Hegel, lấy nhan đề "Lược đồ của triết học tự nhiên". Trong tập này những trích lục đó in sau "Tập ghi chép" (xem tập này, tr.261-268, cũng như chú thích 45).

Trong lần công bố đầu tiên "Tập ghi chép" trong thành phần tập thứ nhất Marx-Engels Gemsamtausgabe xuất bản năm 1927, chỉ dựng lại chủ yếu là bài viết của chính tác giả Marx, không có những trích lục do ông ghi lại và những giải thích ngắn cho những trích lục đó. Toàn văn được công bố lần đầu bằng tiếng Nga trong tuyển tập: K. Marx và F. Engels. "Trích những tác phẩm đầu tay" (Moscow, 1956). Tác phẩm bằng tiếng của nguyên bản (đồng thời với bản dịch tiếng Đức các đoạn trích dẫn bằng tiếng La-tinh và tiếng Hy Lạp) lần đầu tiên được in đầy đủ trong Marx-Engels Werke. Ergọnzungsband Erster Teil (Berlin, 1968).

Trong lần xuất bản này các trích lục từ các tác phẩm bằng tiếng Hy Lạp và La-tinh đã được dịch ra tiếng Nga. Những thuật ngữ và cách diễn đạt bằng tiếng Hy Lạp và La-tinh chỉ được giữ lại trong trường hợp chúng được dùng trong văn bản tiếng Đức trong các lời bình chú và những đoạn xa đề của tác giả và không thể dịch ra tiếng Nga mà không ảnh hưởng đến quan niệm chung về văn bản và việc duy trì bản sắc của nó. Ngoài lề có sao lại những đường gạch đứng do Marx gạch ở trong bản thảo. Trong những đoạn do Marx trích dẫn của các tác giả cổ đại ở trong "Những tập ghi chép" cũng như trong luận án tiến sĩ được công bố tiếp sau đó, ban biên tập đã dùng các con số trong ngoặc vuông để chỉ các cuốn sách, các chương và mục của tác phẩm này hoặc tác phẩm khác, phù hợp với sự phân chia văn bản được thực hiện trong những lần xuất bản tác phẩm của các tác giả đó. Trong một số trường hợp, trên cơ sở những nguồn tài liệu gốc mà Marx đã sử dụng, trong các trích dẫn có đưa thêm những bổ sung (cũng trong ngoặc vuông) cần thiết để khôi phục sự mạch lạc về ngữ nghĩa. Tên gọi chung được đưa ra phù hợp với đầu đề mà tác giả đã đặt cho từng tập ghi chép.

** Các danh từ riêng chỉ tên gọi trong bản dịch của Nxb. Chính trị quốc gia ghi theo lối phiên âm, không thuận lợi cho việc tra cứu tham khảo thêm của độc giả, chúng tôi xin mạo muội chuyển đổi lại theo nguyên tên gọi của chúng (triethoc.edu.vn)

[1] Những dự cảm - đúng nguyên văn là "linh cảm", theo phái khắc kỷ đó là điều tiên đoán, khái niệm chung đầu tiên, thiên bẩm, nhưng chỉ biến thành hiện thực trong mối liên hệ với kinh nghiệm cảm tính; đối với phái Epicurus - khái niệm chung thuộc về chủ nghĩa kinh nghiệm.

[2] "Sự tán đồng của tất cả, sự tán đồng của các dân tộc" (chú thích của Marx)

[3] ataraxy - khái niệm của luân lý học Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là không lo âu, sự bình thản. Trong luân lý học của Epicurus đó là lý tưởng cao đẹp nhất của cuộc sống, là trạng thái của hiền nhân đạt được bằng cách nhận thức giới tự nhiên và thoát khỏi nỗi sợ hãi của sự chết chóc của tự do nội tại.

[4] đại lượng, hình thái, trọng lượng (từ của Marx)

[5] Trong bản viết tay câu trong ngoặc do Marx viết bằng tiếng Đức.

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt