PHÉP BIỆN CHỨNG CỦA PHÁI XTÔIC
Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô - Viện Triết học. Lịch sử phép biện chứng, tập 1: Phép biện chứng cổ đại. Đỗ Minh Hợp dịch, Đặng Hữu Toàn hiệu đính. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
Chủ nghĩa Xtôic -một trào lưu triết học xuất hiện ở cuối thế kỷ IV tr.CN. Lịch sử của nó chia ra thành ba giai đoạn cơ bản: Xtôia cổ đại ở thế kỷ III-II tr.CN (người sáng lập ra Xtôic - Dênôn từ Kitiôn. Hrixip là người kết thúc chủ nghĩa Xtôic cổ đại); Xtôic trung kỳ ở thế kỷ II-I tr.CN (Bôet. Panêxi, Pôxiddooni); Xtôic mới ở thế kỷ I-II sau CN (Xênêca, Êpiatet, Mac Aprêli). Xtôic cổ đại nghiên cứu vật lý, đạo đức học, lôgíc học, trong học thuyết của nó có không ít các xu hướng duy vật. Xtôic trung kỳ và mới tập trung chủ yếu vào các vấn đề đạo đức, ít quan tâm hơn đến các vấn đề vật lý và lôgíc (lý luận nhận thức). Giống như trong học thuyết triết học của các nhà tư tưởng cổ đại khác, phép biện chứng của phái Xtôic thể hiện dưới hai hình thức: thứ nhất, đó là một trong các bộ phận cấu thành của triết học mà họ gọi bằng thuật ngữ xtôic và về thực chất được họ đồng nhất với lôgíc học; thứ hai, là phép biện chứng tự phát, thể hiện qua việc phái Xtôic đặt ra hay là lý giải một số vấn đề vật lý và đạo đức. Hơn nữa nó là một trong ba bộ phận cấu thành của triết học Xtôic: lôgíc. vật lý, đạo đức học - hệ vấn đề biện chứng. Còn về phép biện chứng với tư cách một bộ phận trong học thuyết của họ thì nó được họ quan niệm theo truyền thống cổ đại -nghệ thuật đạt tới chân lý nhờ tranh luận. Khi đó họ tập trung vào các thủ thuật lôgíc hình thức trong việc chứng minh và rút ra một số luận điểm từ các luận điểm khác. Để rút ra các kết luận đúng đắn và tránh những sai lầm, theo phái Xtôic, nhà triết học không những cần phải hiểu biết các nguyên tắc lôgíc, mà còn phải biết sử dụng thành thạo chúng. Do vậy, nhiệm vụ của phép biện chứng (lôgíc) là phải phát triển kỹ năng đó. Để trở thành nhà biện chứng, đối với phái Xtôic có nghĩa là phải hiểu biết lôgíc và ngược lại, họ coi nhà lôgíc giỏi là người nắm bắt được phép biện chứng. Như vậy, ranh giới giữa lôgíc hình thức và "phép biện chứng" ở phái Xtôic về cơ bản bị loại bỏ. Các yếu tố của phép biện chứng tự phát có trong học thuyết về phạm trù vật lý và đạo đức học của phái Xtôic. Trong vật lý, phái Xtôic thừa nhận bốn phạm trù phù hợp với các phạm trù của Arixtốt: 1) cái không có hình thức - vật chất; 2) bản tính - phạm trù giống với phạm trù hình thức của Arixtốt, nó chỉ ra cấu tạo của vật chất (từ vật chất không có hình thức nó làm cho các vật thể trở thành cái mà chúng là); 3) lượng là cái chỉ ra các đặc tính của sự vật; 4) quan hệ là cái đặc trưng của mối liên hệ và mối tương quan giữa các đặc tính khác nhau và cấu tạo của vật chất, cụ thể là mối tương quan giữa các sự vật. Sự phân bổ của các phạm trù đó phục tùng nguyên tắc đi từ cái trừu tượng hơn (vật chất không có hình thức) dến cái cụ thể hơn (quan hệ). Tuy nhiên, giống như trong phạm trù luận của Arixtốt, trong học thuyết của phái Xtôic còn có nhiều phạm trù hơn bốn phạm trù mà bản thân họ đã kể ra. Một số lượng phạm trù đáng kể đã được phái Xtôic nghiên cứu trong vật lý và đạo đức học của họ. Trong triết học tự nhiên, phái Xtôic, đặc biệt là phái Xtôic cổ đại, đã đi theo chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Hêraclít, họ xem thế giới là cái tuân thủ quy dịnh, lý tính (logos) mà họ lý giải là mang tính thần thánh. Logos (bản nguyên tích cực) xuyên suốt toàn bộ vật chất (bản nguyên thụ động). Logos là cha đẻ của mọi thứ hiện tồn, là tính quy luật phổ biến. Hai bản nguyên- vật chất và logos gắn liền với nhau như hai mặt của một bản nguyên. Phái Xtôic quan niệm thế giới là một thực thể sống, trong đó mọi sự xuất hiện và diệt vong có thể có đều diễn ra một cách tất yếu, hợp quy luật. Theo học thuyết của phái Xtôic, sau khi xuất hiện theo thời gian, thế giới là không vĩnh hằng, vì khi phục tùng tính quy luật phổ biến, ngọn lửa thế giới biến mọi thứ hiện tồn thành lửa một cách có chu kỳ. Tất cả mọi thứ trong thế giới đều bị thần thánh đồng hoá dể sau đó lại sinh ra từ nó. Sự thay thế có quy luật giữa các trạng thái đối lập của thế giới diễn ra như một quá trình có chu kỳ, lặp lại một cách vô tận theo một quy luật bất biến, mà do đó mỗi một sự xuất hiện đều giống với sự xuất hiện trước đó. Do vậy, phái Xtôic đã thừa nhận sự phát triển, mặc dù không phải trên quy mô vũ trụ, mà là trong phạm vi mỗi chu kỳ. Quan niệm của họ về tính quy luật cũng bộc lộ xu hướng siêu hình. Chẳng hạn, họ lý giải mối liên hệ nhân quả, tất yếu phổ biến của mọi thứ đang diễn ra - logos - theo lối khắc kỷ chủ nghĩa, và xu hướng đó đã tăng lên cùng với sự phát triển của phái Xtôic. Sự xung đột giữa chủ nghĩa khắc kỷ và phép biện chứng thể hiện rõ nhất trong bộ phận thứ ba của học thuyết Xtôic - trong đạo đức học. Phái Xtôic dạy rằng, bản chất của tự do con người là ở sự tuân thủ tính quy luật thế giới. Qua đó họ đã phỏng đoán được biện chứng của tự do và tất yếu. Họ tuyên bố, cơ sở của tự do con người là sự thống nhất của lý tính và tự nhiên - sự thống nhất. Theo họ, nó tạo thành bản chất của khái niệm về cuộc sống lý tưởng. Con người không thể né tránh tính quy luật, tức là tính tất yếu; mọi thứ trong tự nhiên và trong cuộc sống con người đều diễn ra một cách tất yếu. Nó cần phải phục tùng tính tất yếu đó, và tự do con người chỉ có thể là sự phục tùng tự nguyện đó. Có thể nói rằng, ở đây phái Xtôic đã tiên đoán được một số yếu tố trong quan niệm của Spinôda về tự do với tư cách là tính tất yếu được nhận thức. Song các yếu tố biện chứng đó trong học thuyết đạo đức của phái Xtôic đã tiêu tan do có những suy luận mang tính đôi lập của chính họ. Con người, họ khẳng dịnh, cần phải thờ ơ với mọi niềm hạnh phúc và nỗi bất hạnh trong cuộc sống - với sự giàu có, với sự nghèo nàn, với bệnh tật và với cái chết. Hạnh phúc chân chính của con người - hoàn toàn phục tùng ngoại cảnh.Như vậy, phái Xtôic trên thực tế đã phủ định tính khả năng của tự do và đã khẳng định chủ nghĩa khắc kỷ nghiệt ngã. Việc đặt ra một số vấn đề cụ thể khác cho đạo đức, ở phái Xtôic cũng có tính chất biện chứng. Chẳng hạn, giống như Hêraclít, Hrixíp đã khẳng dịnh rằng vì các thái cực có liên quan với nhau, nên thiện không thể thiếu ác: thiện là cái góp phần làm cho con người hoà hợp với tự nhiên, còn ác là cái góp phần cho điều ngược lại, những người cho rằng thiện có thể tồn tại thiếu ác, là sẽ sai lầm. Cũng có thể nới như vậy về các khái niệm đạo đức đối lập nhau khác: chính nghĩa và phi nghĩa, có đức hạnh và đồi bại, anh dũng và hèn nhát. Theo phái Xtôic, cần phải tồn tại điều tốt và điều xấu, khôn ngoan và dại dột, khoan dung và nóng nảy, anh dũng và hèn nhát, vì nó phục vụ cho sự hoàn hảo và sự đẹp dẽ của chỉnh thể. Bởi lẽ trong thế giới cái bộ phận gắn liền với chỉnh thể, chỉnh thể - với bộ phận, một cái này - với cái khác đối lập với nó. Với tất cả những yếu tố biện chứng, học thuyết đạo đức của phái Xtôic nhìn chung vẫn mang tính chất siêu hình. Các lý tưởng cơ bản của chủ nghĩa Xtôic là trừu tượng và không hiện thực. Chủ nghĩa hình thức của đạo đức học Xtôic thể hiện rõ qua cách tiếp cận của họ với các động cơ của hành vi đạo đức. Chẳng hạn, người theo phái Xtôic cho là "đức hạnh” không phải để làm điều thiện, mà làm điều thiện để trở nên đức hạnh; cần phải "yêu" không phải để thực sự muốn được trải qua cảm giác đó, mà vì các quy tắc đạo đức quy định như vậy. Tính chất hình thức chủ nghĩa của triết học Xtôic còn được khẳng định qua việc hoạt động thực tiễn của đại bộ phận phái Xtôic và đạo lý do họ truyền bá hoàn toàn đối lập với nhau. Rốt cục, chủ nghĩa hình thức đã chiếm ưu thế đối với các yếu tố biện chứng trong triết học của họ. |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC