Triết học tôn giáo

Câu hỏi 13. Tên của Thiên Chúa

 

CÂU HỎI 13

TÊN CỦA THIÊN CHÚA

 


Thomas Aquinas. Tổng luận thần học. Quyển I, Tập 1: "Thiên Chúa và thứ tự sáng tạo" (Từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 14). Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch, Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính. | Xem bản dịch tiếng Anh


 

 

Sau khi nghiên cứu những sự vật thuộc về sự tri thức của Thiên Chúa, giờ đây chúng ta tiến hành nghiên cứu các tên của Thiên Chúa. Vì mỗi sự vật được chúng ta gọi tên do điều chúng ta tri thức về nó. Vậy

1. Có thể gọi tên Thiên Chúa không ?

2. Những tên ứng dụng cho Thiên Chúa, phải chăng được nói về Ngài cách bản thể ?

3. Những tên ứng dụng cho Thiên Chúa, có nói về Ngài cách chính xác không, hoặc tất cả mọi tên dùng chỉ về Thiên Chúa cách ẩn dụ ?

4. Phải chăng các tên được ứng dụng cho Thiên Chúa, thì đồng nghĩa ?

5. Có chăng một vài tên ứng dụng cho Thiên Chúa và thụ tạo, là những tiếng đơn nghĩa hoặc dị nghĩa? 

6. Giả thiết có tên ứng dụng cho Thiên Chúa và cho thụ tạo cách loại suy, được ứng dụng trước cho Thiên Chúa và sau cho thụ tạo ?

7. Những tên có thể áp dụng cho Thiên Chúa phải chăng nhất thời ?

8. Danh xưng “Thiên Chúa” là một danh xưng thuộc về bản tính; hoặc thuộc về hành động ?

9. Danh xưng “Thiên Chúa” có thể được thông phần không ?

10. Phải chăng tên “Thiên Chúa” được lãnh hội cách đơn nghĩa hoặc cách dị nghĩa, tùy theo biểu thị Thiên Chúa nhờ bản tính, nhờ sự thông phần, hay theo dư luận không ?

11. Có phải tên “Đấng Hiện Hữu” là tên chính xác tột bực của Thiên Chúa ?

12. Các mệnh đề khẳng định có thể được tạo nên về Thiên Chúa không ?

 

Tiết 1:

CÓ THỂ ĐẶT TÊN CHO THIÊN CHÚA KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra không có tên nào được đặt cho Thiên Chúa. 

1. Denys nói : “Về Thiên Chúa cũng không có tên, cũng không tìm, đặt cho Ngài một tên nào” (De Div. Nam. 15) Và có lời ghi chép. Tên Ngài là gì? Tên Con Ngài là gì ? Anh có biết ? (CB 30,4), 

2. Mỗi tên, thì hoặc là trừu tượng, hoặc là cụ thể. Nhưng các tên cụ thể không thích hợp cho Thiên Chúa. Vì Ngài đơn giản; và các tên trừu tượng cũng không thích hợp Ngài, vì chúng nó không biểu thị một vật lập hữu hoàn. Bởi đó, không tên nào có thể được nói về Thiên Chúa.

3. Các danh từ biểu lộ cái bản thể với phẩm chất. Các động từ và các phân từ biểu lộ cái bản thể với thời gian; các đại danh từ biểu lộ cái bản thể với sự chỉ thị hoặc với tương quan. Nhưng không cái nào trong ba cái nầy có thể công dụng cho Thiên Chúa, vì Thiên Chúa không có hoặc bản chất hoặc tùy thể, thời gian; hơn nữa, Thiên Chúa vụ có thể được cảm thấy để được chỉ cho biết; Ngài cũng không được mô tả nhờ tương quan, vì các tương quan được dùng để nhớ lại một vật đã được nói đến bởi các danh từ, phân từ, hoặc đại danh từ chỉ thị. Bởi đó, Thiên Chúa không có thể bằng bất cứ cách nào, được đặt tên.

TRÁI LẠI :

Có lời ghi chép : Thiên Chúa là chiến sĩ, cao danh Ngài xưng là Đấng toàn năng (Xh 15,3).

TRẢ LỜI :

Vì, theo Triết gia, các từ là những dấu hiệu của các tư tưởng, và các tư tưởng là những sự tương tự của các vật. Rõ ràng là các từ được dùng để biểu thị các vật nhờ sự quan niệm của trí năng. Do đó mà chúng ta có thể đặt tên cho một vật nào chúng ta hiểu biết. Nhưng, như đã trình bày ở trước, chúng ta sống ở đời nầy, không có thể trông thấy yếu tính của Thiên Chúa. Nhưng chúng ta tri thức Thiên Chúa do các thụ tạo mà Ngài là nguyên nhân của chúng và cũng nhờ đường lối, tính ưu việt và loại bỏ. Bởi đó, theo đường lối nầy, Ngài có thể được chúng ta đặt tên, nhờ các thụ tạo; nhưng không phải để cái tên biểu thị Ngài, bày tỏ yếu tính Thiên Chúa tại sự, như tên người ta bày tỏ yếu tính người tại sự, vì tiếng người biểu thị lời định nghĩa mà lời định nghĩa nầy biểu lộ yếu tính của con người. Vì tư tưởng được bày tỏ bởi cái tên, là lời định nghĩa.

GIẢI ĐÁP :

1. Lý do tại sao Thiên Chúa không có tên hoặc được nói là ở trên việc được đặt tên, là bởi vì yếu tính của Ngài ở trên tất cả mọi cái gì mà chúng ta hiểu biết về Ngài và biểu thị bằng lời nói.

2. Chúng ta đi từ các thụ tạo, mà đến hiểu biết và gọi tên Thiên Chúa. Những tên mà chúng ta chỉ về cho Thiên Chúa, biểu thị cái gì thuộc về thụ tạo hữu hình mà sự tri thức các thụ tạo hữu hình là tự nhiên đối với chúng ta, như đã trình bày ở trước. Và bởi vì ở nơi các thụ tạo thuộc loại nầy, cái gì hoàn hảo và lập hữu, đó chính là các hợp vật chứ mô thể của các thụ tạo hữu hình không phải là vật lập hữu đầy đủ, nhưng thực sự nó là yếu tố nhờ đó mà một vật hiện hữu. Đàng khác, các tên được đặt để biểu thị, các mô thể đơn giản, biểu thị một vật không phải như đang lập hữu, nhưng như một vật mà nhờ đó một vật hiện hữu. Như, thí dụ, màu trắng biểu thị một cái gì mà nhờ đó một vật có màu trắng. Mà bởi vì Thiên Chúa đơn giản và đang lập hữu, chúng ta chỉ về cho Ngài những tên đơn giản và trừu tượng để biểu thị đơn-giản-tính của Ngài và những tên cụ thể để biểu thị sự lập hữu và sự hoàn hảo của Ngài, dầu cả hai thứ tên nầy không thể biểu lộ thể cách của Ngài hiện hữu, vì trí năng chúng ta, ở đời nầy, không tri thức Thiên Chúa như Ngài hiện hữu.

3. Biểu thị bản thể bởi phẩm chất, đó là biểu thị một cá thể với một bản tính hoặc với một mô thể đã được xác định mà ở trong bản tính nầy hoặc trong mô thể nầy, cá thể đó lập hữu. Bởi đó, như một vài điều được nói về Thiên Chúa trong ý nghĩa cụ thể, để biểu thị sự lập hữu và sự hoàn hảo Ngài, thì cũng vậy, những danh từ được ứng dụng cho Thiên Chúa, biểu thị bản thể với phẩm chất. Hơn nữa, các động từ và các phân từ biểu thị thời gian, được ứng dụng cho Ngài, vì vĩnh cửu tính của Ngài, bao gồm tất cả mọi thời gian. Vì như chúng ta có thể hiểu biết rõ và biểu thị các lập-hữu-thể đơn giản nhờ các hợp vật; cũng vậy, chúng ta chỉ có thể hiểu biết và biểu lộ vĩnh-cửu-tính đơn giản nhờ các vật thuộc về thời gian, trí năng chúng ta có một tỷ lệ tự nhiên với hợp vật và các vật thuộc về thời gian. Nhưng đại danh từ chỉ thị, được ứng dụng cho Thiên Chúa, bày tỏ sự gì được hiểu biết, chứ không bày tỏ điều gì được cảm giác. Vì chúng ta chỉ có thể bày tỏ Ngài theo mức độ chúng ta hiểu biết Ngài. Như thế, theo thể cách mà danh từ, phân từ và đại danh từ chỉ thị có thể được ứng dụng cho Thiên Chúa, thì cũng theo thể cách đó, đại danh từ liên quan càng biểu thị Thiên Chúa.

 

Tiết 2

CÓ TÊN NÀO ĐƯỢC ỨNG DỤNG CHO THIÊN CHÚA

CÁCH BẢN THỂ KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra không tên nào được ứng dụng cho Thiên Chúa cách bản thể.

1. Damascenô nói : “Tất cả mọi tên được nói về cho Thiên Chúa, không biểu thị bản thể của Thiên Chúa, nhưng đúng là bày tỏ điều Ngài không có, hoặc biểu lộ tương quan nào đó, hoặc sự gì đi theo bản tính hoặc hành động của Ngài” (De Fide Orth., 1,9).

2. Denys nói : “Các anh sẽ tìm gặp được bài hát đồng thanh của các Tiến sĩ thánh của thần học, hướng về mục đích phân biệt cách rõ ràng và đáng ca tụng, các sự biểu hiện của Thiên Chúa để gọi tên Thiên Chúa” (De Div. Nom. 1,4). Lời nói nầy biểu thị các tên được các Tiến sĩ thánh ứng dụng trong khi ca tụng Thiên Chúa được phân biệt tùy theo chính các sự biểu hiện. Nhưng cái gì bày tỏ sự phát sinh của vật nào, thì không biểu thị yếu tố nào thuộc về yếu tính của nó. Do đó, các tên nói về Thiên Chúa, thì không được nói về Thiên Chúa cách bản thể.

3. Một vật được gọi tên bởi chúng ta tùy theo chúng ta hiểu biết nó. Nhưng, sống ở đời nầy, Thiên Chúa không được chúng ta hiểu biết trong bản thể của Ngài. Bởi đó, cũng không có tên nào mà chúng ta có thể ứng dụng cho Thiên Chúa cách bản thể.

TRÁI LẠI :

Thánh Augustinô nói : “Đối với Thiên Chúa, đó là sự hiện hữu, là sự mạnh mẽ hoặc là sự khôn ngoan hoặc là bất cứ cái gì khác mà chúng ta có thể nói về đơn giản tính ấy, mà nhờ đó bản thể của Thiên Chúa được biểu thị” (De Trin., 6,4). Bởi đó, tất cả mọi tên thuộc về loại nầy, biểu thị bản thể Thiên Chúa.

TRẢ LỜI :

Các tên được nói về cho Thiên Chúa cách tiêu cực hoặc biểu thị tương quan của Ngài đối với các thụ tạo cách rõ ràng, thì không biểu thị bản thể Ngài một tí nào, nhưng đúng hơn là bày tỏ khoảng cách giữa thụ tạo và Thiên Chúa, hoặc tương quan của Ngài đối với vật nào khác, hoặc đúng hơn, tương quan của thụ tạo đối với chính Ngài.

Nhưng về phần các tên của Thiên Chúa, được nói cách tuyệt đối và khẳng định, như tốt, khôn ngoan, và các phẩm chất tương tự có nhiều ý kiến khác nhau được nêu lên. Có những người chủtrương những tên như thế, mặc dầu đã được ứng dụng cho Thiên Chúa cách khẳng định, nhưng đã được sử dụng nhiều hơn để lấy đi mất một cái gì đối với Thiên Chúa hơn là đặt một cái gì vào Thiên Chúa. Bởi đó, họ quả quyết rằng khi nói Thiên Chúa sống, chúng ta biểu thị Thiên Chúa không phải tương tự với vật vô hồn; và cũng nói một thể cách như vậy đối với các tên khác. Đó là lập trường của Rabbi Moise (Doctor Perplex.. 1,58). Những người khác nói các tên nầy ứng dụng cho Thiên Chúa, biểu thị mối tương quan của Thiên Chúa đối với thụ tạo; như vậy, trong hai tiếng Thiên Chúa tốt, chúng ta hiểu Thiên Chúa là nguyên nhân sinh ra sự tốt trong các sự vật; và cũng một sự giải thích như thế ứng dụng cho các tên khác.

Tuy nhiên, cả hai ý kiến nầy xem ra không đúng sự thật, vì ba lý do. Thứ nhất, bởi vì trong tất cả hai ý kiến nầy, không biểu thị được lý do tại sao một vài tên được ứng dụng nhiều cho Thiên Chúa hơn các tên khác, vì nhất định Ngài là nguyên nhân của các vật thể, theo hoàn toàn cũng một thể cách Ngài là nguyên nhân của các vật tốt; bởi đó, nếu các tiếng “Thiên Chúa tốt” không biểu thị nhiều hơn các tiếng “Thiên Chúa là nguyên nhân của các vật tốt”, thì cũng bằng một thể cách, người ta có thể nói Ngài là một vật thể, vì Ngài là nguyên nhân của các vật thể. Cũng vậy, người ta chẳng có thể nói Ngài là một vật thể dễ biểu thị, Ngài không phải là khả-năng-tính thuần túy như chất thể đệ nhất.

Thứ hai, do hai ý kiến nầy, thì có thể hóa ra tất cả các tên được ứng dụng cho Thiên Chúa theo ý nghĩa phụ thuộc, tùy tòng, như từ ngữ “Lành mạnh” theo ý nghĩa tùy tòng, có thể nói về cho thuốc, vì từ ngữ nầy chỉ biểu thị cái nguyên nhân sinh ra sự khỏe mạnh nơi động vật : chỉ có động vật một cách nguồn gốc, được gọi là lành mạnh.

Thứ ba, hai ý kiến nầy trái ngược với ý định của những người nói về Thiên Chúa : vì khi nói Thiên Chúa sống”; thì nhất định họ biểu lộ nhiều ý nghĩa hơn là khi nói Thiên Chúa là nguyên nhân của sự sống chúng ta, hoặc Thiên Chúa phân biệt với các vật thể vô hồn.

Bởi đó, chúng ta phải nắm lấy một học thuyết khác, chủ trương các tên nầy biểu thị bản thể của Thiên Chúa và được nói về Ngài cách bản thể, dầu chúng nó không sức miêu tả Ngài. Nầy đây sự minh chứng. Vì các tên nầy biểu lộ Thiên Chúa, tùy theo trí năng chúng ta tri thức Ngài. Nhưng bởi vì trí năng chúng ta tri thức Thiên Chúa do các thụ tạo, nó tri thức Thiên Chúa, theo mức độ các thụ tạo miêu tả Ngài. Song như đã trình bày ở trước, Thiên Chúa có trước trong Ngài, tất cả các hoàn hảo của thụ tạo, vì chính Ngài tuyệt đối và phổ quát hoàn hảo (Q.4, a.2). Do đó, mỗi một thụ tạo miêu tả Thiên Chúa và tương tự với Thiên Chúa, vì nó chiếm hữu một vài hoàn hảo : nhưng nó không có đủ hoàn hảo để miêu tả Ngài, như một cái gì thuộc về cùng chung một loại, hoặc một giống, như một nguồn gốc hoàn hảo hay một nguyên lý siêu việt mà các hiệu quả không đầy đủ đối với mô thể của nguyên lý hay nguồn gốc nầy, tuy nhiên chúng nó qui lại một sự tương tự nào theo thể cách các mô thể của các vật thể hạ tầng bày tỏ năng lực của mặt trời. Việc nầy đã được giải thích bài nghiên cứu về sự hoàn hảo của Thiên Chúa (De Doctr. Christ. 1,32). Bởi đó, các tên nói trước đây, biểu thị bản thể của Thiên Chúa, nhưng theo thể cách không hoàn hảo, như các thụ tạo miêu tả bản thể Thiên Chúa cách bất toàn. Vậy, khi chúng ta hồi “Thiên Chúa tốt”, thì cái ý nghĩa không phải là Thiên Chúa là nguyên nhân của sự tốt hoặc Thiên Chúa không xấu; nhưng có ý nghĩa là bất cứ cái tốt nào mà chúng ta chỉ về cho thụ tạo, thì tiền hiện hữu trong Thiên Chúa, và tiền-hiện-hữu theo thể cách cao hơn. Do đó, không phải Thiên Chúa tốt, bởi vì Thiên Chúa tạo nên sự tốt nhưng trái lại, đúng hơn là Thiên Chúa tạo nên sự tốt trong các vật, bởi vì Ngài tốt, như thánh Augustinô nói : “Bởi vì Ngài tốt, chúng ta hiện hữu” (De Doctr. Christ. 1,32).

GIẢI ĐÁP :

1. Damascenô nói : các tên nầy không biểu thị Thiên Chúa là gì, vì không tên nào trong các tên nầy biểu thị cách hoàn hảo Thiên Chúa là gì. Nhưng mỗi tên biểu thị Thiên Chúa một thể cách bất toàn như chính các thụ tạo biểu lộ Thiên Chúa cách bất toàn.

2. Trong sự biểu thị ý nghĩa của tên, điều là nguồn gốc phát sinh cái tên, thì đôi khi dị biệt với điều được định để biểu thị, như, thí dụ, tên “hòn đá” (lapis) được đặt ra do sự kiện nó làm bị thương bàn chân; nhưng tên hòn đá được đặt ra không phải để biểu thị việc nó làm bị thương bàn chân, nhưng đúng hơn là để tiểu thị một loại vật thể : nếu cách khác, hẳn tất cả những vật gì làm bị thương bàn chân, đều là đá. Cũng vậy, chúng ta phải nói các tên của Thiên Chúa như thế, và được đặt nên do các sự biểu hiện của Thiên Chúa. Do các sự biểu hiện khác nhau về các hoàn hảo của mình, mà các thụ tạo là những sự biểu lộ Thiên Chúa, mặc dầu bằng thể cách bất toàn; như vậy trí năng chúng ta tri thức và gọi tên Thiên Chúa, tùy theo mỗi sự biểu hiện của nó. Nhưng các tên nầy được đặt ra không phải để biểu thị chính các sự biểu hiện như khi chúng ta nó: “Thiên Chúa sống”, dường như có ý nghĩa là sự sống phát xuất do Thiên Chúa; nhưng để biểu thị chính cái nguyên nhân của các vật, vì sự sống hiện hữu trong Ngài, mặc dầu sự sống tiền-hiện-hữu trong Ngài theo thể cách tuyệt trác hơn chúng ta có thể hiểu biết hoặc biểu lộ.

3. Sống ở đời nầy, chúng ta không có thể tri thức yếu tính của Thiên Chúa, như yếu tính nầy đang hiện hữu tại sự; nhưng chúng ta tri thức được yếu tính nầy, tùy theo được biểu lộ trong sự hoàn hảo của các thụ tạo, và như thế, các tên được chúng ta đặt ra, biểu thị yếu tính của Thiên Chúa.

 

Tiết 3

CÓ TÊN NÀO ĐƯỢC ỨNG DỤNG CHO THIÊN CHÚA,

CÁCH CHÍNH XÁC KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra không tên nào được ứng dụng cách chính xác cho Thiên Chúa.

1. Tất cả mọi tên mà chúng ta ứng dụng cho Thiên Chúa, đã được lấy ra từ các thụ tạo, như đã giải thích ở trước. Nhưng các tên của thụ tạo được ứng dụng cho Thiên Chúa cách ẩn dụ, như, khi chúng ta nói Thiên Chúa là hòn đá, hoặc là con sư tử, hoặc là cái gì tương tự. Bởi đó, các tên được ứng dụng cho Thiên Chúa theo ý nghĩa ẩn dụ.

2. Hơn nữa, không có tên nào có thể được ứng dụng cách chính xác cho một vật nào, nếu tên nầy bị từ chối đúng hơn được đặt cho vật đó. Nhưng tất cả những tên như thế, thí dụ, các tên tốt, khôn ngoan, và các tên tương tự, bị từ chối cho Thiên Chúa, như đã được chứng tỏ theo lời nói của Denys (De Coel. Hier 2,3). Bởi đó, không tên nào trong các tên nầy được nói về Thiên Chúa cách chính xác.

3. Hơn nữa, các tên hữu hình được ứng dụng cho Thiên Chúa theo ý nghĩa ẩn dụ mà thôi, vì Thiên Chúa vô hình Nhưng tất cả mọi tên như thế, bao gồm một thứ điều kiện hữu hình nào đó, vì ý nghĩa tất cả các tên đó bị ràng buộc với thời gian và sự hỗn hợp cùng các điều kiện hữu hình tương tự. Cho nên, tất cả mọi tên nầy được ứng dụng cho Thiên Chúa theo ý nghĩa ẩn dụ mà thôi.

TRÁI LẠI :

Thánh Ambrôxiô nói : “Một vài tên một cách rõ ràng, biểu lộ đặc tính riêng biệt của thiên tính; và một vài tên biểu lộ chân lý rõ rằng về sự uy nghi của Thiên Chúa; nhưng các tên khác được nói về cho Chúa cách ẩn dụ theo đường lối tương tự” (De Fide., 2, Prol). Bởi đó, không phải tất cả mọi tên được ứng dụng cho Thiên Chúa theo ý nghĩa ẩn dụ, nhưng một vài tên được nói về Thiên Chúa cáchchính xác.

TRẢ LỜI :

Như đã trình bày trên đây, sự tri thức của chúng ta về Thiên Chúa, được phát xuất do các hoàn hảo phát nguyện từ Ngài mà có nơi các thụ tạo. Các hoàn hảo nầy ở trong Thiên Chúa theo một thể cách tuyệt trác hơn là ở trong các thụ tạo. Nhưng tri thức chúng ta lãnh hội các hoàn hảo nầy như chúng đang hiện hữu trong các thụ tạo, và như trí năng hiểu rõ các hoàn hảo rầy, biểu thị chúng nó như vậy bằng những tên. Bởi đó, về phần các tên được ứng dụng cho Thiên Chúa, có hai quan điểm phải được xem xét, tức là chính các sự hoàn hảo mà các thụ tạo biểu thị, như sự tốt, sự sống, và các đặc tính tương tự, cùng thể cách của chúng nó biểu thị ý nghĩa. Về phía điều được biểu thị do các tên nầy, các hoàn hảo, một cách chính xác, thuộc về Thiên Chúa; và chính xác hơn là chúng nó thuộc về các nguồn gốc. Nhưng về phía thể cách chúng nó biểu thị, chúng thụ tạo, cùng được ứng dụng cho Thiên Chúa, theo thể cách nó không thuộc về Thiên Chúa theo thể cách nguồn gốc và chính xác; vì thể cách chúng nó biểu thị, thì thích hợp với thụ tạo.

GIẢI ĐÁP :

1. Có một số tên biểu thị các sự hoàn hảo bắt nguồn từ Thiên Chúa mà chảy đến các thụ tạo theo một thể cách thế ấy đến nỗi thể cách bất toàn mà nhờ đó các thụ tạo lãnh nhận sự hoàn hảo của Thiên Chúa, đó là một phần trong sự biểu thị thực sự của chính cái tên, như “hòn đá” biểu thị một hữu thể hữu hình, và các tên thuộc về loại nầy có thể được ứng dụng cho Thiên Chúa theo ý nghĩa ẩn dụ mà thôi. Tuy nhiên, các tên khác, cách tuyệt đối, bày tỏ chính các sự hoàn hảo, mà không có thể cách dự phần nào làm một phần trong sự biểu thị của chúng nó, như những tiếng “hiện hữu”, “tốt”, “sống” và những tiếng như vậy; những tên thể ấy, có thể ứng dụng cho Thiên Chúa, cách chính xác.

2. Những tên thể ấy, như Denys trình bày, bị từ chối đối với Thiên Chúa, vì lý do là điều mà các tên biểu thị, không thuộc về Thiên Chúa theo ý nghĩa thường mà chúng biểu thị, nhưng thuộc về Thiên Chúa theo ý nghĩa tuyệt trác hơn. Do đó, Denys cũng nói Thiên Chúa ở trên tất cả bản thể và tất cả sự sống (De Cael 2,2).

3. Các tên ứng dụng cho Thiên Chúa cách chính xác bao hàm các điều kiện hữu hình, không phải trong vật được biểu thị, nhưng vì thể cách chúng nó biểu thị; còn các tên được ứng dụng cho Thiên Chúa cách ẩn dụ, thì bao hàm và biểu thị điều kiện hữu hình trong vật được biểu thị

 

Tiết 4

NHỮNG TÊN ỨNG DỤNG CHO THIÊN CHÚA,

LÀ NHỮNG TÊN ĐỒNG NGHĨA KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra các tên nầy được ứng dụng cho Thiên Chúa là những tên đồng nghĩa.

1. Các tên đồng nghĩa có ý nghĩa chính xác như nhau. Nhưng các tên nầy ứng dụng cho Thiên Chúa, thì hoàn toàn biểu thị cũng một điều ở nơi Thiên Chúa; vì thiên tính của Thiên Chúa là yếu tính của Thiên Chúa, và cũng vậy, thiên tính của Thiên Chúa là sự khôn ngoan của Ngài. Bởi đó, các tên nầy là hoàn toàn đồng nghĩa.

2. Các tên nầy được nói là biểu thị cũng một vật duy nhất trong thực tại, nhưng dị biệt nhau trong yếu tính, thì có thể thắc mắc một yếu tính mà không có một thực tại tương xứng, là một ý niệm trống không. Bởi đó nếu các yếu tính nầy có nhiều, và vật đó độc nhất, xem ra tất cả các yếu tính nầy là những ý niệm trống không.

3. Hơn nữa, một vật duy nhất trong thực tại và trong tư tưởng, duy nhất hơn vật duy nhất trong thực tại và nhiều trong tư tưởng; và như thế, các tên ứng dụng cho Thiên Chúa, không có nhiều nghĩa khác nhau. Bởi đó, chúng nó đồng nghĩa.

TRÁI LẠI :

Tất cả mọi tiếng đồng nghĩa, phối hợp với nhau, thì rườm rà, dư thừa như khi nói tiếng y phục, đồ mặc, áo quần. Bởi đó, nếu tất cả mọi tên được ứng dụng cho Thiên Chúa là những tên đồng nghĩa, thì chúng ta không có thể một cách đích xác nói tên “Thiên Chúa tốt”, hoặc những tiếng tương tui và vì đã có lời ghi chép : Ôi Đấng cao cả, quyền hành toàn năng; Danh Ngài là Chúa quân lực (Gr 32,18).

TRẢ LỜI :

Các tên nầy được nói về Thiên Chúa, không đồng nghĩa. Sự phủ định nầy được hiểu biết dễ dàng, giả như chúng tôi nói rằng các tên nầy được sử dụng để làm cho mất đi, hoặc để bày tỏ mối tương quan nguyên nhân với thụ tạo; vì như thế, có thể do đó mà có nhiều tư tưởng khác nhau liên hệ với những sự vật khác nhau được từ chối đối với Thiên Chúa, hoặc liên hệ với các hiệu quả khác nhau được bao hàm. Nhưng theo điều đã được trình bày ở trước, tức là, các tên nầy biểu thị bản thể của Thiên Chúa, dầu với thể cách bất toàn, thì cũng rõ ràng, do điều đã trình bày ở trước, là chúng nó có nhiều nghĩa khác nhau. Vì tư tưởng được biểu thị do cái tên, là một quan niệm trong trí năng về vật được biểu thị do cái tên. Nhưng, bởi vì trí năng chúng ta tri thức Thiên Chúa do các thụ tạo, để hiểu biết Thiên Chúa, trí năng cấu tạo nên những quan niệm đã được làm tương xứng với các hoàn hảo bắt nguồn từ Thiên Chúa, chảy đến các thụ tạo. Các hoàn hảo nầy tiền-hiện-hữu ở nơi Thiên Chúa, cách đơn nhất và đơn giản, còn ở nơi các thụ tạo, có sự tương xứng của một nguyên lý đơn giản duy nhất, được tiêu biểu bởi nhiều hoàn hảo khác nhau của các thụ tạo, theo một thể cách phức tạp và phức số; cũng vậy, đối với nhiều quan niệm phức tạp của trí năng chúng ta, thì có sự tương xứng của một nguyên lý hoàn toàn đơn giản, được hiểu biết một cách bất toàn, nhờ các quan niệm nầy. Do đó, mặc dầu các tên được ứng dụng cho Thiên Chúa, biểu thị một thực tại duy nhất, nhưng, bởi vì nó biểu thị cái thực tại nầy dưới nhiều phương diện khác nhau, nên chúng nó không đồng nghĩa.

GIẢI ĐÁP :

1. Do những điều vừa trình bày, vấn nạn 1 được giải đáp rõ ràng. Các tên đồng nghĩa biểu thị một vật duy nhất theo một yếu tính khả niệm duy nhất. Về các tên khác nhau của một vật duy nhất, biểu thị nhiều yếu tính khác nhau của một vật duy nhất, thì không biểu thị cũng một vật duy nhất theo cách mô thể, bởi vì tên thì biểu thị một vật nhờ trung gian ý niệm của trí năng như đã trình bày ở trước.

2. Nhiều phương diện của các tên nầy không vô dụng và trống không, vì có sự tương xứng cho tất cả các phương diện nầy, ở nơi một thực tại đơn giản duy nhất, được tiêu biểu bởi các phương diện, theo một thể cách phức số và bất toàn.

3. Đơn-nhất-tính hoàn hảo của Thiên Chúa, đòi cái gì phức số và bị phân chia ở nơi các vật khác, thì phải hiện hữu nơi Ngài cách đơn giản và đơn nhất hóa. Như thế xảy ra Ngài là đơn nhất trong thực tại, và phức số trong tư tưởng nhân loại, vì trí năng chúng ta hiểu biết rõ Ngài theo một thể cách phức số, như các vật tiêu biểu Ngài.

 

Tiết 5

CÁI GÌ ĐƯỢC NÓI VỀ THIÊN CHÚA VÀ VỀ CÁC THỤ TẠO,

ĐƯỢC CHỈ VỀ THIÊN CHÚA VÀ CÁC THỤ TẠO 

BẰNG CÁCH ĐƠN NGHĨA KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra những cái gì được chỉ về cho Thiên Chúa và các thụ tạo thì đơn nghĩa.

1. Mọi từ dị nghĩa đều được làm giảm đi mà trở thành đơn nghĩa, như nhiều bị giảm đi mà trở thành đơn nhất; vì nếu tên “Chó sủa” và “Chó lửa” (súng sáu, súng lục), thì phải được nói về một số vật cách đơn nghĩa, tức là, nói về tất cả mọi con chó sủa: nếu cách khác, chúng ta tiến bước đến vô cùng. Nhưng có một số tác nhân đơn nghĩa phù hợp với các hiệu quả của chúng nó trong cái tên và trong lời định nghĩa, như người ta sinh người ta. Và có một số tác nhân dị nghĩa, như mặt trời tạo nên sự nóng mà chính nó không nóng, trừ phi nó nóng theo nghĩa dị nghĩa. Bởi đó, xem ra đệ nhất tác nhân, mà tất cả mọi tác nhận được đem về đó, là một tác nhân đơn nghĩa : và như thế, cái gì được nói về cho Thiên Chúa và cho các thụ tạo, thì được chỉ về bằng cách đơn nghĩa.

2. Không sự tương tự nào được hiểu biết nhờ các tên dị nghĩa. Do đó, bởi vì các thụ tạo có một tương tự nào với Thiên Chúa, theo lời Kinh thánh nói : “Tạ hãy dựng nên loài người theo hình ảnh Ta” (St 1.26), xem ra một cái gì đó có thể được nói về Thiên Chúa và các thụ tạo, bằng cách đơn nghĩa.

3. Vật đo lường, đồng chất với vật được đo lường, như đã nói trong siêu hình học (Métaph. 9, 1, Aristote). Nhưng Thiện Chúa là vật đo lường thứ nhất của tất cả mọi vật. Bởi đó, Thiên Chúa đồng nhất với các thụ tạo; và như thế, một tên nào đó, có thể được ứng dụng cách đơn nghĩa cho Thiên Chúa và các thụ tạo.

TRÁI LẠI :

Bất cứ cái gì được chỉ về cho nhiều vật khác nhau dưới cũng một tên, nhưng không theo một ý nghĩa, thì được chỉ về bằng cách dị nghĩa. Nhưng không tên nào thuộc về Thiên Chúa theo một ý nghĩa mà nó thuộc về cho thụ tạo; thí dụ, sự khôn ngoan ở nơi các thụ tạo là một phẩm chất, nhưng không phải như vậy ở nơi Thiên Chúa. Nhưng một vật thay đổi trong giống, thì thay đổi yếu tính, vì giống là phần của lời định nghĩa; và thay đổi như thế nầy, cũng ứng dụng cho các vật khác. Bởi đó, bất cứ cái gì được nói về cho Thiên Chúa và cho các thụ tạo thì được chỉ về bằng cách dị nghĩa.

Hơn nữa, Thiên Chúa xa cách các thụ tạo hơn bất cứ các thụ tạo nào xa cách nhau. Nhưng khoảng cách của một số thụ tạo làm cho sự chỉ về cho nhau theo thể cách đơn nghĩa trở thành bất khả, như trường hợp của các vật không cùng chung một giống. Bởi đó, càng không có thể hơn nhiều một cái gì bằng cách đơn nhất, được chỉ về cho Thiên Chúa và các thụ tạo; và như vậy duy có sự chỉ về cho theo thể cách dị nghĩa, được ứng dụng cho Thiên Chúa và các thụ tạo.

TRẢ LỜI :

Sự chỉ về cho theo thể cách đơn nghĩa là bất khả giữa Thiên Chúa và các thụ tạo; cái lý do gây nên việc bất khả nầy, là mỗi một hiệu quả không phải là kết quả tương xứng với khả năng của nguyên nhân tác thành, lãnh nhận sự tương tự với tác nhân nầy, không tới độ đầy đủ, nhưng với mức độ thiếu hụt; như vậy, cái gì bị phân chia và đã bị nhân lên nhiều trong các hiệu quả, thì ở tại nơi tác nhân, cách đơn giản, và theo một thể cách bất dịch. Thí dụ, mặt trời với sự hoạt động của năng lực duy nhất sản xuất ra nhiều hình trạng khác nhau nơi các vật ở mặt đất. Cũng theo một thể cách, như đã trình bày ở trước, tất cả mọi hoàn hảo hiện hữu ở nơi các thụ tạo bị phân chia và nhân lên nhiều, tiền-hiện hữu ở nơi Thiên Chúa bằng thể cách đã được đơn-nhất-hóa. Do đó, khi một tên bày tỏ sự hoàn hảo, được ứng dụng cho thụ tạo, thì nó biểu thị sự hoàn hảo đó được phân biệt với các hoàn hảo khác theo bản tính lời định nghĩa của nó. Như, thí dụ, do từ “khôn ngoan” được ứng dụng cho người ta, chúng ta biểu thị một vài hoàn hảo phân biệt với yếu tính của người ta, cùng phân biệt với năng lực và sự hiện hữu của người ta, và với tất cả các vật khác tương tự. Nhưng khi chúng ta ứng dụng "khôn ngoan" cho Thiên Chúa, chúng ta không có ý biểu thị một cái gì phân biệt với yếu tính, hoặc với năng lực, hoặc với sự hiện hữu của Ngài. Và như thế, khi từ “khôn ngoan” được áp dụng cho người ta, ở một mức độ nào đó, nó định giới hạn và bao hàm vật được biểu thị; sự giới hạn nầy không phải là trường hợp mà từ “khôn ngoan” được ứng dụng cho Thiên Chúa, nhưng nó để cho vật được biểu thị không bị bao hàm và như vượt qua sự biểu thị của cái tên. Do đó, rõ ràng từ “khôn ngoan” không được ứng dụng theo cùng một thể cách cho Thiên Chúa và cho người ta. Đường lối nầy được ứng dụng cho các từ khác. Cho nên không tên nào được ứng dụng theo thể cách đơn nghĩa cho Thiên Chúa và thụ tạo.

Đàng khác, cũng không có tên nào được ứng dụng cho Thiên Chúa và thụ tạo trong ý nghĩa thuần túy dị nghĩa, như chủ trương một số người (Maimonides, Guides, 1,59). Vì giả như có như vậy, thì xảy ra không có một cái gì được tri thức hoặc được minh chứng về Thiên Chúa; vì sự lý luận luôn luôn được trình bày theo ngụy biện của tình trạng dị nghĩa. Một quan điểm như thế đi trái ngược với Triết gia đã minh chứng nhiều vấn đề về Thiên Chúa; và cũng trái ngược với lời thánh Phaolô đã nói : “Bởi chưng từ hồi mới có trời đất, những sự vô hình nơi Thiên Chúa : tức là quyền năng vô tận và bản lĩnh Thiên Chúa đều do những vật thụ tạo mà được thấu hiểu và nhận biết” (Rm 1,20). Bởi đó, phải nói các tên nầy được nói cho Thiên Chúa và các thụ tạo theo ý nghĩa loại suy, tức là theo tỷ lệ.

Ý nghĩa loại suy có thể xảy ra hai thể cách : hoặc là tùy theo nhiều vật được tương xứng với một vật duy nhất; như thế, thí dụ, từ “khỏe mạnh” được nói về cho thuốc và nước tiểu trong tương quan và trọng tỷ lệ với sức khỏe của thân thể; với sức khỏe nầy, thì cái sau là dấu hiệu và cái trước lànguyên nhân; hoặc tùy theo một vật được tương xứng với một vật nữa; như vậy, từ “khỏe mạnh” được nói về cho thuốc và cho động vật, vì thuốc là nguyên nhân đem lại sức khỏe cho thân thể của động vật. Và thể cách nầy, những cái vật được nói về cho Thiên Chúa và thụ tạo bằng cách loại suy, chứ không bằng cách thuần túy dị nghĩa hoặc thuần túy đồng nghĩa. Vì chúng ta chỉ có thể gọi tên cho Thiên Chúa nhờ các thụ tạo. Do đó, bất cứ cái gì được nói về cho Thiên Chúa và các thụ tạo tùy theo có một vài tương quan của thụ tạo đến Thiên Chúa, là nguyên lý và nguyên nhân của thụ tạo; và ở nơi nguyên nhân, tất cả mọi hoàn hảo tiền-hiện-hữu cách tuyệt trác. Nhưng thể cách chung nầy là một trung gian giữa thuần túy dị nghĩa và thuần túy đơn nghĩa. Vì trong các loại suy, tư tưởng không đơn nhất và cũng là một, như ở nơi các từ đơn nghĩa; mà cũng không hoàn toàn khác nhau, như ở trong các từ dị nghĩa; nhưng cái tên được sử dụng như vậy với nhiều ý nghĩa, thì biểu thị nhiều tỷ lệ khác nhau đối với cũng một vật duy nhất, thí dụ, từ “khỏe mạnh”, được ứng dụng cho nước tiểu, biểu thị dấu hiệu về sức khỏe của động vật; nhưng được ứng dụng cho thuốc, thì nó biểu thị nguyên nhân của sức khỏe nầy.

GIẢI ĐÁP :

1. Dầu trong các sự chỉ về cho tất cả mọi tên dị nghĩa phải giảm đi mà ra đơn nghĩa; nhưng trong các hành động thì tác nhân không đơn nghĩa đi trước các tác nhân đơn nghĩa. Vì tác nhân không đơn nghĩa là nguyên nhân phổ quát của tất cả mọi loại, như mặt trời là nguyên nhân của sự sinh sản mọi người. Nhưng tác nhân đơn nghĩa không phải là nguyên nhân tác thành phổ quát của tất cả mọi loại, nếu cách khác hẳn nó sẽ là nguyên nhân cho chính nó, vì nó được chứa đựng trong loại; nhưng là nguyên nhân đặc thù của cá thể mà nó đặt vào trong một loại, theo đường lối dự phần. Bởi đó, nguyên nhân phổ quát của tất cả mọi loại, không phải là tác nhân đơn nghĩa và nguyên nhân phổ quát đến trước nguyên nhân đặc thù. Nhưng tác nhân phổ quát nầy, đang khi nó không phải là đơn nghĩa, mà nó không hoàn toàn dị nghĩa, nếu cách khác, nó không có thể sản xuất ra những cái tương tự riêng của mình; những nó có thể được gọi là tác nhân loại suy, như trong các sự được chỉ về cho, tất cả mọi tên đơn nghĩa được giảm đi đến một tên không đơn nghĩa loại suy đệ nhất và cái tên nầy là hữu thể.

2. Sự tương tự của thụ tạo với Thiên Chúa, không hoàn toàn; vì nó cũng không tiêu biểu cùng một vật theo giống (q.4, a.3).

3. Thiên Chúa không phải vật đo lường được cản đối với các vật được đo lường. Bởi đó không cần thiết Thiên Chúa và thụ tạo phải ở trong một giống.

Các chứng cứ đặt trái ngược lại, chúng nó chỉ nói lên các tên không được chỉ về cho Thiên Chúa và các thụ tạo bằng cách đơn nghĩa; nhưng chúng nó không chứng tỏ các tên đó được chỉ về cho Thiên Chúa và thụ tạo bằng cách dị nghĩa.

 

Tiết 6

CÁC TÊN ĐƯỢC CHỈ VỀ THIÊN CHÚA,

ĐƯỢC CHỈ VỀ CÁC THỤ TẠO BẰNG CÁCH NGUỒN GỐC KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra các tên được chỉ về các thụ tạo cách nguồn gốc hơn là được chỉ về Thiên Chúa.

1. Chúng ta gọi tên vật gì tùy theo chúng ta tri thức, về nó, vì các tên, như Triết gia nói, là những dấu hiệu của các tư tưởng (Perih, 1,2). Mà chúng ta tri thức các thụ tạo trước khi chúng ta tri thức Thiên Chúa. Vậy, các tên được chúng ta đặt ra, thì được chỉ về các thụ tạo cách nguồn gốc đúng hơn là chỉ về Thiên Chúa.

2. Denys nói : Chúng ta gọi tên Thiên Chúa do các thụ tạo. Mà các tên được di chuyển từ thụ tạo tới Thiên Chúa, được nói cách nguồn gốc về thụ tạo đúng hơn là về Thiên Chúa; như con sư tử, hòn đá, và các vật tương tự. Bởi đó, tất cả mọi tên ứng dụng cho Thiên Chúa và các thụ tạo, thì được ứng dụng cách nguồn gốc cho thụ tạo đúng hơn là cho Thiên Chúa.

3. Tất cả mọi tên được ứng dụng cho Thiên Chúa và các thụ tạo cách chung, được ứng dụng cho Thiên Chúa là nguyên nhân của tất cả mọi thụ tạo, như Denys nói (De Myst. theol., 1,2). Nhưng cái gì được ứng dụng cho vật nào vì làm nguyên nhân, được ứng dụng cho nó cách phụ thuộc; vì từ “khỏe mạnh” được chỉ về cho động vật đúng hơn là chỉ về cho thuốc, nguyên nhân của sức khỏe. Bởi đó, các tên nầy được nói cách nguồn gốc về cho các thụ tạo, đúng hơn là nói về cho Thiên Chúa.

TRÁI LẠI :

Có lời ghi chép: Vì tôi quỳ gối trước Cha của Thiên Chúa chúng ta là nhờ Ngài, mọi phụ hệ dầu trên trời dầu dưới đất đều được tôn xưng (Ep 3, 14, 15); và cũng một lý luận nầy tiếp tục ứng dụng cho các tên khác được nói về Thiên Chúa và các thụ tạo. Bởi đó, các tên nầy được ứng dụng cách nguồn gốc về cho Thiên Chúa, đúng hơn là về cho các thụ tạo.

TRẢ LỜI :

Trong mọi tên được chỉ về cho nhiều vật theo nghĩa loại suy, thì tất cả các tên nầy, một cách tất yếu được chỉ về nhờ tương quan với một vật duy nhất nào đó; và một vật duy nhất nầy phải được đặt trong lời định nghĩa của tất cả mọi tên Và bởi vì yếu tính được bày tỏ bởi cái tên trong lời định nghĩa, như Triết gia nói (Aristote, Metaph., 3,7) một tên thế ấy phải được ứng dụng cách nguồn gốc cho vật được đặt trong lời định nghĩa của các vật khác, và cách phụ thuộc cho những vật khác nầy, tùy theo chúng nó hơn kém đến gần vật thứ nhất. Như vậy, thí dụ, “khỏe mạnh” đã được ứng dụng cho động vật, đi vào trong lời định nghĩa của từ “Khỏe mạnh” đã được ứng dụng cho thuốc : thuốc được gọi tên là “Khỏe mạnh”, vì là nguyên nhân của sức khỏe nơi động vật; và cũng đi vào trong lời định nghĩa của của từ Khỏe mạnh đã được ứng dụng cho nước tiểu ! nước tiểu được gọi là khỏe mạnh tùy theo mức độ nó là dấu hiệu cho sức khỏe của động vật.

Như vậy, tất cả mọi tên được ứng dụng cho Thiên Chúa cách ẩn dụ, được ứng dụng cho các thụ tạo cách nguồn gốc đúng hơn là cho Thiên Chúa, vì khi được nói về Thiên Chúa, chúng nó chỉ có nghĩa là những tương tự với các thụ tạo đó. Vì như sự mỉm cười được ứng dụng cho cánh đồng chỉ có nghĩa là cánh đồng đang nở hoa đẹp đẽ, thì tương tự với sự đẹp đẽ của cái mỉm cười của con người, nhờ sự tương tự tương xứng; vậy từ “sư tử” được ứng dụng cho Thiên Chúa, chỉ có nghĩa là Thiên Chúa biểu lộ sức mạnh trong các công trình Người thực hiện, như con sư tử biểu lộ sức mạnh trong công việc của mình. Như thế, rõ ràng ứng dụng sự thị ý nghĩa của các tên nầy, chỉ có thể được định cái gì đã nói về cho các thụ tạo.

Nhưng đối với các tên khác không được ứng dụng cho Thiên Chúa theo nghĩa ẩn dụ, cũng một nguyên tắc được áp dụng, nếu chúng nó chỉ được nói về Thiên Chúa là nguyên nhân mà thôi, như chủ trương của một số người (Alain de Lille, Theol. Reg., 21,26). Vì khi nói “Thiên Chúa tốt”, thì chỉ có nghĩa Thiên Chúa là nguyên nhân sự tốt của các thụ tạo. Và như vậy, cái tên “Tốt” được ứng dụng cho Thiên Chúa, có thể bao gồm trong ý nghĩa của mình chính sự tốt của các thụ tạo. Do đó, “Tốt” có thể được ứng dụng cách nguồn gốc cho các thụ tạo đúng hơn là cho Thiên Chúa. Song như đã trình bày ở trước, các tên nầy được ứng dụng cho Thiên Chúa không phải là nguyên nhân mà thôi, mà còn chỉ về Thiên Chúa bằng cách yếu tính. Vì những từ “Thiên Chúa tốt” hoặc “khôn ngoan” chẳng những biểu thị Thiên Chúa là nguyên nhân của sự “khôn ngoan” hoặc của “sự tốt”, mà chúng còn hiện hữu trong Ngài theo thể cách tuyệt trác hơn. Do đó, về điều được biểu thị bởi cái tên, các tên nầy được ứng dụng cho Thiên Chúa cách nguồn gốc đúng hơn là cho các thụ tạo, vì những hoàn hảo nầy phát nguyên từ Thiên Chúa, chảy đến các thụ tạo; nhưng về sự đặt ra các tên, thì các tên nầy được ứng dụng cách nguồn gốc cho các thụ tạo do chúng ta, vì chúng ta tri thức các thụ tạo trước tiên. Bởi đó, các tên này có thể cách biểu thị ý nghĩa thuộc về các thụ tạo như đã trình bày ở trên. 

GIẢI ĐÁP :

1. Vấn nạn nầy liên hệ với sự đặt tên; nên nó đúng sự thực.

2. Cũng một nguyên tắc không được ứng dụng cho các tên được chỉ về Thiên Chúa cách ẩn dụ và các tên khác.

3. Vấn nạn nầy hẳn có giá trị, giả như các tên nầy được ứng dụng cho Thiên Chúa, là nguyên nhân mà thôi, chứ không ứng dụng cho Thiên Chúa cách yếu tính, thí dụ, như “Khỏe mạnh” được ứng dụng cho thuốc.

 

Tiết 7

NHỮNG DANH XƯNG NÓI VỀ THIÊN CHÚA

PHẢI CHĂNG CHỈ CÓ TÍNH NHẤT THỜI?

 

VẤN NẠN :

Xem ra các tên bao gồm tương quan với các thụ tạo, không chỉ về Thiên Chúa một cách nhất thời.

1. Tất cả mọi tên thể ấy biểu thị bản thể của Thiên Chúa, như đã được phổ quát công nhận. Bởi đó, thành Ambrôxiô nói tên Thiên Chúa là một tên quyền năng (De Fide, 1); mà quyền năng là bản thể của Thiên Chúa; và tên Đấng Sáng tạo biểu thị hành động của Thiên Chúa : hành động của Thiên Chúa là yếu tính của Ngài. Nhưng bản thể Thiên Chúa không thuộc thời gian, nhưng vĩnh cửu. Bởi đó, các tên nầy không ứng dụng cho Thiên Chúa một thời gian, nhưng cách vĩnh cửu.

2. Bất cứ vật nào mà một cái gì được ứng dụng cho trong một thời gian, được coi là đã được tác thành; vì cái gì có màu trắng một thời gian, thì đã được làm cho hóa ra trắng. Nhưng đã được tác thành thì không ứng dụng cho Thiên Chúa. Bởi đó, không cái gì ứng dụng cho Thiên Chúa một thời gian.

3. Nếu những tên nào được ứng dụng cho Thiên Chúa một thời gian, bởi vì chúng bao gồm tương quan với các thụ tạo, cũng một lý do tiếp tục đứng vững đối với mọi tên bao gồm tương quan với thụ tạo. Nhưng một vài tên bao gồm tương quan với thụ tạo, đã được nói về cho Thiên Chúa từ đời đời; vì từ đời đời, Thiên Chúa hiểu biết và yêu mến các thụ tạo, theo lời ghi chép : “Lâu rồi, Ta yêu thương người bằng một tình yêu vĩnh cửu” (Gr 31,3). Bởi đó, cũng thế, các tên khác bao gồm tương quan với các thụ tạo, như những từ “Thiên Chúa là Đấng sáng tạo” được ứng dụng cho Thiên Chúa từ đời đời.

4. Các tên về loại nầy, biểu thị tương quan. Bởi đó, mối tương quan đó phải là cái gì ở trong Thiên Chúa, hoặc chỉ ở trong các thụ tạo mà thôi. Nhưng điều nầy không thể có được, là mối tương quan chỉ ở trong các thụ tạo mà thôi; vì trong trường hợp nầy, Thiên Chúa sẽ được gọi tên “Thiên Chúa” do tương quan đối lập ở nơi thụ tạo; và không cái gì được gọi tên do cái đối lập của mình. Bởi đó, tương quan nầy phải là cái gì ở nơi Thiên Chúa. Nhưng không cái gì thuộc về thời gian có thể có trong Thiên Chúa; vì Thiên Chúa ở trên thời gian. Bởi đó, các tên nầy không ứng dụng cho Thiên Chúa một thời gian.

5. Một vật được gọi tên cách tương đối do mối tương quan; thí dụ, tiếng Thiên Chúa do quyền làm chủ, trắng do màu trắng. Bởi đó, nếu tưởng quan quyền làm chủ không có thực ở trong Thiên Chúa, mà chỉ ở trong tư tưởng mà thôi, thì ra Thiên Chúa không thực sự là Thiên Chúa : và điều này rõ ràng sai.

6. Các vật tương đối mà không đồng hiện hữu theo bản tính, một vật hiện hữu, đang khi vật kia không hiện hữu; như điều có thể được tri thức thì hiện hữu, mà không có sự tri thức về nó, theo lời Triết gia nói (Cat., 7). Những các vật tương đối mà được nói về Thiên Chúa và về các thụ tạo, không đồng hiện hữu theo bản tính. Bởi đó, một tương quan có thể chỉ về Thiên Chúa đối với một thụ tạo, mặc dầu nó không hiện hữu; và như thế, các tên “Thiên Chúa” và “Đấng sáng tạo”, được chỉ về cho Thiên Chúa từ đời đời, chứ không phải trong thời gian.

TRÁI LẠI :

Thánh Augustinô nói : Sự kêu gọi tương đối “Thiên Chúa” được chỉ về cho Thiên Chúa theo thể cách thời gian.

TRẢ LỜI :

Một số tên bao gồm tương quan đối với các thụ tạo, được ứng dụng cho Thiên Chúa trong thời gian, chứ không phải từ đời đời.

Để làm sáng tỏ sự khẳng định nói đây, chúng ta phải biết rằng : Một số người đã nói tương quan không phải là một thực tại, nhưng là một tư tưởng (Averroes, Metaph., 12). Điều nầy được trông thấy rõ ràng là sai lầm do sự kiện chính các vật có trật tự và tương quan hỗ tương với nhau. Tuy nhiên, vì tương quan cần phải có hai cực đoan (extrême), có ba điều kiện làm cho một tương quan trở nên thực tại hoặc trí thuộc. Đôi khi từ hai cực đoan chỉ có một tư tưởng hay một vật trí thuộc như khi một trật tự hoặc một tập quán không thể hiện hữu giữa những cái gì trừ phi ở giữa những vật có trong sự lãnh hội của trí năng như khi chúng nói cũng một cái gì đó là cũng chính nó. Vì trí năng khi lãnh hội một vật duy nhất bằng hai lần; và như thế, nó lãnh hội một tương quan nào đó của một vật với chính nó. Và cũng một lý luận nầy áp dụng cho các tương quan ở giữa hữu thể và phi hữu được cấu tạo do trí năng vì nó lãnh hội phi hữu như một cực đoan. Cũng một lý luận nầy còn đúng đối với các tương quan đi theo hành động của trí năng như giống và loại, và những thứ tương tự.

Nhưng có những tương quan là những thực tại, ở cả hai cực đoan, như khi một tương quan hiện hữu giữa hai vật theo một thực tại nào đó, thuộc về cả hai vật nầy. Thứ tương quan nầy gặp được rõ ràng ở tất cả mọi tương quan đi theo lượng, như lượng lớn lượng nhỏ, gấp hai hoặc một nửa, và những thứ tương tự, vì có lượng ở hai cực đoan. Cũng lý luận nầy được áp dụng cho các tương quan đi theo hành động và thụ động, như năng lực chuyển động và vật có thể được chuyển động, cha và con, cùng các thứ tương tự.

Lại nữa, đôi khi, một tương quan có thể là thực tại trong một cực đoan, đang khi ở trong cực đoan kia, nó chỉ là một tư tưởng. Tình trạng nầy xảy ra bất cứ khi nào mà hai cực đoan không cùng thuộc về một trật tự, như sự cảm giác và sự hiểu biết, liên hệ tương đối với khả-giác hữu hoặc khả-niệm-hữu và các vật có thể hiểu biết các vật nầy, vì là những thực tại hiện hữu trong thiên nhiên, ở ngoài trật tự hiện hữu khả giác hoặc của khả niệm. Bởi đó, trong sự hiểu biết và sự cảm giác có sự tương quan thực sự, vì chúng nó được sắp đặt để cho người ta bằng cách theo trí năng hoặc bằng cảm giác biết các thực tại; song các thực tại nầy, được xem xét trong chính chúng nó, tức tại sự thì ở ngoài trật tự nầy. Bởi đó, chính trong chúng nó, không có tương quan thực sự đối với sự hiểu biết và cảm giác, nhưng chỉ ở trong tư tưởng, vì trí năng lãnh hội chúng nó như là giới hạn của tương quan cho sự hiểu biết và sự cảm giác; cho nên, Triết gia nói chủng nó được gọi có tương quan, không phải bởi vì chúng nó liên hệ đến các vật khác, nhưng vì bởi các vật khác có liên hệ đến chúng nó. Phía phải không ứng dụng cho cây cột, nếu cây cột không đứng phía phải con thú vật, tương quan không ở trong cây cột, nhưng ở trong thú vật.

Bởi đó, vì Thiên Chúa ở ngoài toàn thể trật tự của thụ tạo, và tất cả các thụ tạo được đặt trong trật tự liên hệ đến Ngài, mà không ngược lại, rõ ràng là các thụ tạo thực sự liên hệ với chính Thiên Chúa; vì ở nơi Thiên Chúa không có tương quan thực sự với thụ tạo, nhưng có một tương quan ở trong tư tưởng mà thôi, vì các thụ tạo có liên hệ với Ngài. Như thế, không gì ngăn trở việc các tên thể ấy, các tên có quan hệ với thụ tạo được chỉ về cho Thiên Chúa cách thời gian, không phải vì lý do có sự thay đổi gì trong Ngài, nhưng vì lý do có sự thay đổi nơi các thụ tạo; như cây cột ở phíaphải con thú vật, không có sự thay đổi gì trong cây cột, nhưng vì con thú vật đã dời chỗ.

GIẢI ĐÁP :

1. Một vài tên tương đối được đặt ra để biểu thị chính các sự sắp đặt tương quan, như ông chủ và đầy tớ, cha và con và các tương tự; các tên nầy được gọi là tương đối theo sự hiện hữu. Nhưng những tên khác được đặt ra để biểu thị các vật mà cho các vật này phát xuất một vài tương quan như vật động và vật bị động, cái đầu và vật có đầu, và các vật tương tự; và các tên nầy được gọi là có tương quan trong cái tên. Như vậy, một dị biệt có hai mặt này trong cái tên của Thiên Chúa, phải được tìm hiểu. Vì một ít tên biểu thị chính sự tương quan với thụ tạo, như tên “Chúa”; và các tên nầy không biểu thị bản thể Chúa, cách trực tiếp, nhưng cách gián tiếp, theo mức độ các tên này phỏng định trước bản thể Thiên Chúa như sự thống trị phỏng định trước quyền lực : quyền lực nầy là bản thể của Thiên Chúa. Các tên khác biểu thị yếu tính Thiên Chúa cách trực tiếp, và sự tương quan cân xứng, do đó mà có : như tên “Đấng Cứu Thế”, tên “Đấng Sáng Tạo”, và những tên tương tự, biểu thị hành động của Thiên Chúa, mà hành động của Thiên Chúa là yếu tính của Ngài. Nhưng hai thứ tên nầy được nói về cho Thiên Chúa trong thời gian, theo mức độ chúng nó bao gồm một tương quan hoặc cách nguyên nhân chủ yếu hoặc cách do kết quả ảnh hưởng; chứ không vì chúng nó biểu thị yếu tính của Thiên Chúa hoặc cách trực tiếp, hoặc cách gián tiếp.

2. Như các tương quan được ứng dụng cho Thiên Chúa cách trong thời gian chỉ ở trong Thiên Chúa, do trí năng chúng ta tư tưởng mà thôi; nên các tiếng “trở nên”, “được biến thành” chỉ được ứng dụng cho Thiên Chúa, theo tư tưởng chúng ta mà thôi, chứ không có sự thay đổi nào trong Ngài; như khi chúng ta nói : Chúa ơi, Chúa đã trở nên nơi nương náu cho chúng con (Tv 89,1).

3. Hành động của trí năng và của ý chí, ở trong tác nhân, và do đó, các tên biểu thị các tương quan đi theo hành động của trí năng và của ý chí được ứng dụng cho Thiên Chúa từ đời đời. Còn các tương quan theo các hành động tiến hành, theo thể cách của chúng ta tư tưởng, đến các hiệu quả bên ngoài, thì được ứng dụng cho Thiên Chúa theo cách trong thời gian, như Đấng Cứu Thế, Đấng Sáng Tạo, và các tên tương tự.

4. Các tương quan được biểu thị bởi các tên thể ấy, được ứng dụng cho Thiên Chúa cách trong thời gian, thì chỉ ở trong Thiên Chúa theo tư tưởng chúng ta mà thôi; nhưng các tương quan đối lập ở nơi các thụ tạo, thì thực tại. Cũng không thích hợp việc Thiên Chúa được gọi tên bởi các tương quan thực sự hiện hữu nơi các vật, miễn là các tương quan đối lập đồng thời được trí năng chúng ta hiểu biết là đang hiện hữu trong Thiên Chúa, đến nỗi Thiên Chúa được nói là có tương quan đối lập đồng thời được trí năng chúng ta hiểu biết là đang hiện hữu trong Thiên Chúa, đến nỗi Thiên Chúa được nói là có tương quan với các thụ tạo, vì các thụ tạo được đặt vào tương quan với Ngài; như triết gia nói đối tượng được nói là có thể được hiểu biết cách tương đối, vì sự hiểu biết có quan hệ với nó.

5. Vì Thiên Chúa có quan hệ với các thụ tạo vì lý do là các thụ tạo có quan hệ với Ngài; và bởi vì quan hệ phục tùng là thực tại ở nơi thụ tạo, nên Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa trong tư tưởng mà thôi, còn ở trong thực tại; vì Ngài được gọi là Thiên Chúa theo thể cách thụ tạo khuất phục Ngài.

6. Để hiểu biết các tương quan có đồng thời do bản tính hoặc cách khác, không cần thiết tìm hiểu cái trật tự của vật mà các tương quan thuộc về đó, nhưng cần thiết tìm hiểu ý nghĩa chính các tương quan. Vì nếu tương quan nầy bao hàm tương quan kia, trong ý tưởng của nó, và ngược lại; như vậy, các ý tưởng đó có đồng thời bởi bản tính như gấp hai và một nửa, cha và con, và những tương tự. Những nếu tương quan không bao hàm tương quan kia, và không ngược lại, thì chúng nó không có đồng thời do bản tính : đó là đường lối mà sự hiểu biết và đối tượng của nó có quan hệ với nhau, vì cái có thể được hiểu biết theo thể cách của nó biểu thị, thì có trước sự hiểu biết; nhưng nếu đối tượng có thể được hiểu biết trở nên được hiểu biết hiện thể, vì một sự vật nào chỉ được hiểu biết, nếu một cách hiện thể nó là đối tượng của sự hiểu biết. Vậy, dầu Thiên Chúa có trước thụ tạo, song bởi vì sự biểu thị Thiên Chúa bao hàm ý tưởng “đầy tớ” và ngược lại; thì hai từ ngữ có tương quan này “Thiên Chúa” và “đầy tớ” có đồng thời theo bản tính. Vậy, Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa cho tới khi Ngài có thụ tạo phục tùng Ngài.

 

Tiết 8

TÊN “THIÊN CHÚA”

LÀ TÊN CỦA BẢN TÍNH KHÔNG ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra danh xưng “Thiên Chúa” không phải tên một bản tính.

1. Damascenô nói Thiên Chúa (theos) đã được gọi tên như vậy do tiếng théein, có nghĩa là săn sóc, và âu yếm mọi vật, hoặc do tiếng aithein, có nghĩa là đốt cháy, vì Thiên Chúa của chúng ta là lửa tiêu hủy; hoặc do tiếng theasthai, có nghĩa là trông thấy tất cả mọi sự vật (De Fide Ortii. 1,9). Những tất cả tên nầy thuộc về hành động. Bởi đó, tên này, “Thiên Chúa” biểu thị hành động của Thiên Chúa, chứ không biểu thị bản tính của Ngài.

2. Một vật được đặt tên bởi chúng ta, như chúng ta hiểu biết nó. Nhưng bản tính Thiên Chúa, chúng ta không hiểu biết. Bởi đó, tên “Thiên Chúa” không biểu thị bản tính của Thiên Chúa.

TRÁI LẠI :

Thánh Ambrôxiô nói tiếng “Thiên Chúa” gọi tên một bản tính.

TRẢ LỜI :

Khi một tên được đặt và điều được một tên biểu thị, không phải luôn luôn là cũng một vật. Vì như chúng ta hiểu biết bản thể do các đặc tính và hành động của nó nên đôi khi chúng ta đặt tên bản thể của hòn đá do một hành động, hoặc do một đặc tính, thí dụ, chúng ta gọi tên bản thể của hòn đá do một hành động đặc biệt, tức là, nó làm bị thương bàn chân; nhưng tên nầy, “đá” không được có ý định để biểu thị hành động đặc biệt nầy, nhưng để biểu thị bản thể của đá. Đàng khác, khi các vật ở trong vấn đề được chúng ta hiểu biết chính trong chúng nó như sự nóng, sự lạnh, màu trắng, và những thứ tương tự; như vậy, chúng nó không được đặt tên do các vật khác. Vậy đối với những vật thể ấy, thì ý nghĩa của tên và nguồn gốc của tên cũng là một.

Do đó, bởi vì Thiên Chúa không được chúng ta hiểu biết trong bản tính của Ngài, nhưng đã được chúng ta hiểu biết chỉ nhờ các hành động, hoặc các hiệu quả của Ngài: đó chính nhờ các dấu hiệu nầy mà chúng ta đặt tên cho Ngài như đã trình bày ở trên; cho nên danh xưng “Thiên Chúa” là tên của hành động, như nó có quan hệ với nguồn gốc mà nó được đặt ra để biểu thị. Vị tên nầy đã được đặt do sự quan phòng phổ quát đối với tất cả mọi sự vật; vì tất cả mọi người nói đến Thiên Chúa, thì nói Ngài là hữu thể đó, là Đấng thi hành sự quan phòng đối với tất cả mọi sự vật. Do đó, Denys nói Thiên Chúa săn sóc tất cả mọi sự vật với sự quan phòng và sự nhân lành hoàn hảo (De Fide, 1,1). Tên “Thiên Chúa”, mặc dầu được đặt ra nhờ hành động nầy, đã được đặt ra để biểu thị bản tính Thiên Chúa.

GIẢI ĐÁP :

1. Tất cả những gì Damascenô nói, đều có quan hệ với sự quan phòng (De Div. Nom., 12,2); sự quan phòng là nguồn gốc ý nghĩa của tên “Thiên Chúa”.

2. Chúng ta có thể đặt tên một vật theo sự hiểu biết chúng ta về bản tính của nó, do các đặc tính và hiệu quả của nó. Do đó, bởi vì chúng ta có thể tri thức hòn đá là cái gì trong chính nó. Nhờ các đặc tính của nó, cái tên nầy “hòn đá” biểu thị bản tính của hòn đá tại sự; vì biểu thị lời định nghĩa của hòn đá, mà nhờ lời định nghĩa, chúng ta hiểu biết hòn đá là cái gì, vì yếu tính được biểu thị do cái tên, là lời định nghĩa, như đã trình bày ở siêu hình học (Aristote, Metaph.. 3,7); nhưng do các hiệu quả của Thiên Chúa, chúng ta không thể hiểu biết được bản tính Thiên Chúa tại sự, để hiểu biết bản tính Thiên Chúa là gì; nhưng sự hiểu biết chỉ nhờ đường lối tuyệt trác, nhân quả và phủ định, như đã trình bày ở trước (q.12, a.12). Vì tên nầy đã được đặt ra để biểu thị một cái gì hiện hữu ở trên tất cả mọi sự vật, nguyên nhân của tất cả mọi sự vật, và đã được tách rời ra bên ngoài tất cả mọi sự vật; vì đó là điều mà những người đặt tên Thiên Chúa, đều có ý định biểu thị.

 

Tiết 9

DANH XƯNG “THIÊN CHÚA” CÓ THỂ ĐƯỢC THÔNG PHẦN KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra danh xưng nầy “Thiên Chúa” có thể được thông phần.

1. Bất cứ ai có phần trong sự vật được biểu thị bởi cái tên, có phần trong chính cái tên. Nhưng tên nầy, “Thiên Chúa” biểu thị bản tính Thiên Chúa, mà bản tính Thiên Chúa có thể được thông phần bởi kẻ khác, theo lời đã ghi chép: “Và bởi vinh hiển và quyền lực ấy Thiên Chúa lại ban cho chúng ta những lời hứa cao quí, vĩ đại : nhờ đó, anh em xa lánh được tình dục hư đốn ở đời nầy, mà thông phần bản tính Thiên Chúa (2 Pr., 1,4).

2. Duy có các tên riêng không có thể được thông phần. Nhưng tên nầy “Thiên Chúa” không phải là tên riêng, nhưng là phổ thông danh từ, phổ thông danh từ xuất hiện do sự kiện nó có số nhiều theo bản văn : Ta từng bảo các người là Thiên Chúa (Tv 81,6). Bởi đó, tên nầy “Thiên Chúa” có thể được thông phần.

3. Tên nầy “Thiên Chúa” xuất phát do hành động, như đã giải thích trước. Nhưng các tên khác được ứng dụng cho Thiên Chúa do các hành động của Ngài và các hiệu quả của Ngài, có thể được thông phần, như tốt, khôn ngoan, và các tên tương tự. Bởi đó, tên nầy “Thiên Chúa” có thể được thông phần.

TRÁI LẠI :

Có lời ghi chép : họ đã lấy cái tên không có thể được thông phần, mà đặt cho hòn đá khúc gỗ (Kn 14,21), trong quan hệ với tên “Thiên Chúa”. Bởi đó, tên nầy “Thiên Chúa” không có thể được thông phần.

TRẢ LỜI :

Một tên có thể được thông phần hai thể cách : thể cách chính xác về thể cách tương tự. Tên được thông phần thể cách chính xác, nếu nguyên vẹn sự biểu thị có thể được cho nhiều hữu thể, thể cách tương tự, tên có thể được thông phần theo một phần vào trong sự biểu thị của tên. Thí dụ, tên nầy “sư tử” được thông phần cách chính xác cho tất cả mọi hữu thể cùng một bản tính “sư tử”, nhờ sự tương tự, tên “sư tử” được thông phần cho những hữu thể có phần trong một cái gì thuộc về bản tính “sư tử”, thí dụ, sự can đảm, sức mạnh, và như vật thể ấy được gọi là sư tử cách ẩn dụ. Tuy nhiên, cho được hiểu biết những tên nào có thể được thông phần cách chính xác, chúng ta phải xem xét mỗi một mô thể đang hiện hữu trong một chủ thể đơn độc mà nhờ chủ thể nầy mô thể đó được cá-thể-hóa, chung cho nhiều hữu thế hoặc trong thực tại, hoặc ít nhất trong ý tưởng; như bản tính nhân loại chung cho nhiều người trong thực tại và trong ý tưởng; còn bản tính của mặt trời không chung cho nhiều hữu thể trong thực tại; nhưng trong ý tưởng mà thôi. Vì bản tính của mặt trời có thể được hiểu biết đang hiện hữu trong nhiều chủ thể; cái lý do là trí năng chúng ta hiểu biết bản tính của mỗi loại hữu thể nhờ sự trừu xuất ra ngoài hữu thể đơn độc. Bởi đó, ở trong một chủ thể đơn độc đơn nhất hoặc ở trong nhiều chủ thể, là ở ngoài ý tưởng về bản tính của loại. Như vậy, ở trong tư tưởng về bản tính của loại, có thể được hiểu biết là đang hiện hữu trong nhiều chủ thể. Nhưng đơn-độc-thể, do sự kiện là đơn độc, thì được tách rời ngoài tất cả mọi chủ thể khác. Bởi đó, mỗi tên đã được đặt ra để biểu thị một vật đơn độc, không có thể được thông phần cả hai thể cách thực tại và trong tư tưởng, vì phức-số-tính của cá thể nầy không thể quan niệm được. Cho nên, không tên nào biểu thị một vật cá thể, được thông phần cách chính xác cho nhiều chủ thể; nhưng chỉ có thể theo thể cách tương tự; như một người được gọi là Achilles theo thể cách ẩn dụ, vì người đó có thể chiếm hữu một vài đặc tính của Achilles, thí dụ, sức mạnh. Đàng khác, các mô thể được cá-thể-hóa không phải do một cá thể nào, nhưng do và bằng chính chúng nó, thì không có thể được thông phần hoặc trong thực tại, hoặc trong ý tưởng, như các mô thể lập hữu đang hiện hữu, nếu được hiểu biết như chúng nó đang hiện hữu trong chính chúng nó, thì không có thể được thông phần trong thực tại cũng như trong ý tưởng; nhưng chỉ có lẽ được, theo thể cách tương tự, như cá thể. Song bởi vì chúng ta không có các mô thể tự lập-hữu đơn giản như các mô thể nầy đang hiện hữu, và chúng ta chỉ hiểu biết các mô thể nẩy theo thể cách các hợp vật đang có môn thể trong chất thể; bởi đó, như đã trình bày ở Tiết 4, chúng ta đặt cho các mô thể nầy, những tên cụ thể biểu thị bản tính hiện hữu trong mộtcá thể nào. Do đó, về yếu tính của các tên cùng một đường lối ứng dụng cho các tên mà chúng ta đặt ra để biểu bản tính các hợp vật, như cho các tên mà chúng ta đã đặt ra để biểu thị các bản tính lập hữu đơn giản.

Như thế, bởi vì tên nầy "Thiên Chúa” đã được đặt ra để biểu thị bản tính Thiên Chúa, như đã trình bày trước, và bởi vì bản tính Thiên Chúa, không có thể được nhân lên nhiều, như đã trình bày trước, thành ra tên “Thiên Chúa” không có thể được thông phần trong thực tại, nhưng có thể được trông phần theo quan niệm của nhân loại; như theo cũng một thể cách của tên nầy “mặt trời” như đã trình bày trước, có thể được thông phần theo quan niệm của những người chủ trương có nhiều mặt trời. Bởi đó đã có lời ghi chép: “Trước kia, chưa nhận biết Thiên Chúa, anh em đã phụng sự những vị không phải là các Thiên Chúa theo bản tính” (Gl 4,8); và các sách Chú giải còn nói tiếp : “Các Thiên Chúa không theo bản tính, nhưng theo quan niệm của loài người (Glossa Lombardi Super Gl 4,8). Tuy nhiên, tên nầy “Thiên Chúa” có thể được thông phần, không phải theo nguyên vẹn ý nghĩa, nhưng theo một phần nào trong ý nghĩa này, nhờ thể cách tương tự, dựa vào bản văn : “Ta từng bảo các ngươi là Thiên Chúa” (Tv 81,6).

Nhưng giả như đặt ra một tên để biểu thị Thiên Chúa, không phải theo bản tính của Ngài, nhưng theo cá thể của Ngài, tùy theo Ngài được coi là một cái gì đây, thì hẳn cái tên nầy tuyệt đối không có thể được thông phần; như, thí dụ, tên Tétragramme ở giữa người Do Thái; và như thế, như đặt cho mặt trời một tên biểu thị mặt trời là một cá thể duy nhất nầy.

GIẢI ĐÁP :

1. Bản tính Thiên Chúa có thể được thông phần theo sự tham dự vào một sự tương tự nào mà thôi.

2. Tên nầy “Thiên Chúa” là tên gọi chung, chứ không phải là tên riêng, vì tên nầy biểu thị bản tính Thiên Chúa đang ở trong một đơn-nhất-thể chiếm hữu nó; mặc dầu chính Thiên Chúa trong thực tại cũng không phổ quát, cũng không đặc thù. Vì các tên không dựa vào sự theo thể cách hiện hữu trong các sự vật, nhưng dựa vào thể cách hiện hữu mà các sự vật có trong sự hiểu biết của chúng ta : Và tên “Thiên Chúa” còn không có thể được thông phần trong thực tại như đã trình bày trước về tên mặt trời.

3. Các tên nầy : “tốt”, “Khôn ngoan”, và các tên tương tự, được đặt ra do các sự hoàn hảo phát xuất từ Thiên Chúa đến các thụ tạo; nhưng các tên này không có ý định biểu thị bản tính Thiên Chúa; nhưng đúng hơn là để biểu thị chính các hoàn hảo một cách tuyệt đối; và do đó, chúng nó có thể được thông phần trong thực tại bởi nhiều chủ thể. Còn tên nầy “Thiên Chúa” đã được đặt ra cho Thiên Chúa để biểu thị bản tính Thiên Chúa, và được đặt ra do chính hành động riêng biệt của Ngài, hành động mà chúng ta nghiệm thấy liên tiếp không ngừng.

 

Tiết 10

TÊN NẦY “THIÊN CHÚA” ĐƯỢC ỨNG DỤNG CHO THIÊN CHÚA

CÁCH ĐƠN NGHĨA, NHỜ BẢN TÍNH, NHỜ SỰ THAM DỰ,

VÀ TÙY THEO SỰ TIN TƯỞNG KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra tên nầy “Thiên Chúa” được ứng dụng cho Thiên Chúa cách đơn nghĩa, nhờ bản tính, nhờ tham dự và tùy theo quan niệm.

1. Ở đâu có ý nghĩa khác nhau, thì ở đó không có sự mâu thuẫn trong sự khẳng định và phủ định; vì sự dị nghĩa ngăn ngừa sự mâu thuẫn. Nhưng người Công giáo nói : “Bụt Thần không phải là Thiên Chúa : thì mâu thuẫn với người bên lương nói “Bụt thần là Thiên Chúa”. Bởi đó, tiếng Thiên Chúa trong cả hai trường hợp, được ứng dụng cách đơn nghĩa.

2. Như bụt thần là Thiên Chúa theo sự tin tưởng, chứ không theo sự thật, thì cũng vậy, sự thưởng thức các sự vui thú xác thịt được gọi là hạnh phúc theo sự tin tưởng, chứ không theo sự thật. Nhưng từ ngữ “hạnh phúc” được ứng dụng cách đơn nghĩa cho hạnh phúc theo sự tin tưởng, và cũng cho hạnh phúc chân thật. Bởi đó, tên nầy “Thiên Chúa” cũng được ứng dụng cách đơn nghĩa cho Thiên Chúa thật và cho Thiên Chúa theo sự tin tưởng.

3. Các tên đó được gọi là đơn nghĩa, tức là duy nhất theo ý nghĩa. Như vậy, khi người Công giáo nói : Có một Thiên Chúa, thì nhận thức tên “Thiên Chúa” biểu thị một hữu thể toàn năng và duy nhất phải được phụng thờ trên tất cả mọi sự vật; đang khi người bên lương nhận thức cũng cái tên đó, khi họ nói : bụt thần là Thiên Chúa. Bởi đó, cái tên nầy “Thiên Chúa” được ứng dụng cách đơn nghĩa cho cả hai.

TRÁI LẠI :

Cái gì ở trong trí năng, đó là sự tương tự của cái gì ở trong sự vật, như Aristote đã nói (1 Perih., 1,3).

Nhưng từ thú vật được ứng dụng cho con thú vật thật và cho bức tranh con thú vật, được sử dụng cách dị nghĩa. Bởi đó, tên nầy “Thiên Chúa”, khi được ứng dụng cho Thiên Chúa và cho Thiên Chúa trong sự tin tưởng, được ứng dụng cách dị nghĩa.

Hơn nữa, không ai có thể biểu thị điều mình không hiểu biết. Những người bên lương không hiểu biết bản tính Thiên Chúa. Như vậy, khi họ nói bụt thần là Thiên Chúa, họ không biểu thị Thiên tính chân thật. Đằng khác, người Công giáo biểu thị Thiên Tính chân thật, khi nói có một Thiên Chúa duy nhất. Bởi đó, tên nầy “Thiên Chúa” không được ứng dụng đơn nghĩa, nhưng theo cách dị nghĩa, cho Thiên Chúa thật và Thiên Chúa theo sự tin tưởng.

TRẢ LỜI :

Tên nầy “Thiên Chúa” trong ba ý nghĩa đã nói trước, được ứng dụng không theo cách đơn nghĩa, cũng không theo cách dị nghĩa, nhưng bằng thể cách loại suy. Sự khẳng định nầy thấy được rõ ràng vì lý do sau đây : Các tên đơn nghĩa một cách tuyệt đối, có cũng một ý nghĩa, đang khi các tên dị nghĩa một cách tuyệt đối có những ý nghĩa khác nhau; còn các tên loại suy, thì một tên được ứng dụng trong một ý nghĩa nầy, thì lại phải đặt vào trong lời định nghĩa của cũng một tên nầy được ứng dụng trong những lời định nghĩa khác; thí dụ, như hữu thể được ứng dụng cho “bản thể”, thì được đặt trong lời định nghĩa của hữu thể được ứng dụng cho “tùy thể”; và “khỏe mạnh” được ứng dụng cho động vật, thì được đặt trong lời định nghĩa về “khỏe mạnh” được ứng dụng cho nước tiểu và thuốc. Vì đối với sức khỏe của động vật, nước tiểu là dấu hiệu và thuốc là nguyên nhân.

Lý luận vừa trình bày ở trên, cũng được ứng dụng cho câu hỏi làm luận đề ở đây. Vì tên nầy “Thiên Chúa”, về phương diện biểu thị Thiên Chúa thật thì bao gồm ý tưởng về Thiên Chúa, khi được sử dụng để biểu thị Thiên Chúa theo tin tưởng hoặc theo sự tham dự. Vì khi chúng ta đặt tên cho một Thiên Chúa trong sự tham dự, chúng ta hiểu biết do cái tên “Thiên Chúa”, thì có sự tương tự nào với Thiên Chúa thật. Như vậy, khi chúng ta gọi bụt thần là Thiên Chúa, thì từ cái tên “Thiên Chúa” nầy, chúng ta hiểu biết một vật nào đó biểu thị mà người ta nghĩ là Thiên Chúa. Như thế, rõ ràng tên “Thiên Chúa” có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng một nghĩa trong các nghĩa nầy, hiện diện trong các nghĩa khác còn lại. Do đó, tên “Thiên Chúa” được ứng dụng cách loại suy.

GIẢI ĐÁP :

1. Phức-số-tính của các tên không lệ thuộc vào sự xác định của tên, nhưng lệ thuộc vào ý nghĩa của nó : vì tên nầy “người ta”, được xác định về cho bất cứ người nào, dầu đúng hay sai, vẫn được xác định trong một ý nghĩa. Nhưng tên nầy, có thể được nhân lên nhiều, nếu bởi cái tên “người ta”, chúng ta có ý định biểu thị nhiều vật. Thí dụ, người nầy có ý dùng “tên người ta” để biểu thị người ta thật sự là gì; và người khác dùng tên nầy mà có ý biểu thị một hòn đá, hoặc một vật nào khác. Do đó, rõ ràng người Công giáo, khi nói bụt thần, không phải là Thiên Chúa, mâu thuẫn với người bên lương khẳng định bụt thần là Thiên Chúa; vì người Công giáo cũng như người bên lương, cả hai đều dùng tên “Thiên Chúa” mà biểu thị Thiên Chúa thật. Vì khi người bên lương nói bụt thần là Thiên Chúa, không sử dụng tên nầy với tính cách là biểu thị Thiên Chúa theo sự tin tưởng, vì lúc bấy giờ, hẳn họ nói lên sự thật, cũng như người Công giáo đôi khi sử dụng tên nầy theo ý nghĩa đó, như trong Thánh vịnh 5,5: Tất cả các Thiên Chúa của các Dân ngoại là ma quỉ.

2. Từ “Thú vật” được ứng dụng cho con thú vật thật và con thú vật được vẽ trên bức tranh, không được xác định theo thể cách thuần túy dị nghĩa; vì Triết gia hiểu biết các tên dị nghĩa theo nghĩa rộng, mà theo nghĩa nầy, chúng nó bao gồm các tên loại suy (Cat., 1). Vì từ “hữu thể”, được xác định cách loại suy, nhưng người ta nói : nó phải được xác định cách dị nghĩa cho những phạm trù khác nhau.

3. Người Công giáo và người lương không hiểu biết bản tính thực sự của Thiên Chúa như bản tính nầy đang hiện hữu tại sự. Người Công giáo cũng như người lương hiểu biết bản tính Thiên Chúa tùy theo một ý tưởng nào về nhân trước. Như thế, người lương có thể dùng tên này “Thiên Chúa” theo cũng một thể cách khi nói bụt thần là Thiên Chúa, như người Công giáo sử dụng tên này khi nói : bụt thần không phải là Thiên Chúa. Nhưng giả như có người nào hoàn toàn không hiểu biết Thiên Chúa, thì người đó cũng không thể gọi tên Thiên Chúa, trừ phi có lẽ họ gọi tên Thiên Chúa, như chúng ta nói lên những tên mà chúng ta không hiểu biết ý nghĩa gì cả.

 

Tiết 11

PHẢI CHĂNG DANH XƯNG “ĐẤNG HIỆN HỮU”

LÀ DANH XƯNG CHÍNH XÁC NHẤT CỦA THIÊN CHÚA?

 

VẤN NẠN :

Xem ra danh xưng “Đấng hiện hữu” không phải là tên chính xác nhất của Thiên Chúa.

Danh xưng “Thiên Chúa” là một tên không có thể được thông phần. Nhưng danh xưng “Đấng hiện hữu” không phải là tên không có thể được trong phần. Bởi đó, danh xưng “Đấng hiện hữu” không phải là tên chính xác nhất của Thiên Chúa.

2. Denys nói tên “Tốt” một cách tuyệt hảo biểu lộ tất cả các sự phát xuất của Thiên Chúa (De Div. Nom., 3,1). Nhưng một việc riêng biệt thuộc về Thiên Chúa, là Ngài làm nguồn gốc của tất cả mọi vật. Bởi đó, tên nầy “Tốt” là tột bậc chính xác cho Thiên Chúa, chứ không phải tên “Đấng hiện hữu”.

3. Mỗi tên của Thiên Chúa xem ra bao hàm tương quan với các thụ tạo, vì Thiên Chúa được chúng ta hiểu biết chỉ nhờ các thụ tạo mà thôi, Nhưng tên “Đấng hiện hữu”. Không bao gồm tương quan với thụ tạo. Bởi đó, tên “Đấng hiện hữu” không phải là tên chính xác nhất của Thiên Chúa.

TRÁI LẠI :

Có lời ghi chép rằng : “Khi Môi-sen hỏi : Nhưng, nếu họ hỏi : tên Ngài là gì, tôi sẽ trả lời sao đây ? Thiên Chúa phản dạy Môi-sen : "Ta là Đấng hiện hữu duy nhất", Ngài lại phán: "Ngươi hãy bảo con dân Israel như vầy : Đấng hiện hữu sai tôi đến cùng đồng bào” (Xh 3,13,14). Bởi đó, tên “Đấng hiện hữu” là tên chính xác nhất của Thiên Chúa.

TRẢ LỜI :

Tên “Đấng hiện hữu” là tên chính xác nhất của Thiên Chúa vì 3 lý do:

Thứ nhất, vì ý nghĩa của tên nầy. Tên nầy không biểu thị một mô thể nào, nhưng biểu thị chính sự hiện hữu. Do đó, vui sự hiện hữu của Thiên Chúa là chính cái yếu tính thực sự của Ngài. Sự đồng nhất này không được nói về cho hữu thể nào khác (Q.3, a.4). Thật là rõ rằng với tất cả mọi tên khác, thì nầy: "Đấng hiện hữu” chính xác nhất cho Thiên Chúa ; vì tất cả mọi vật được đặt tên tùy theo yếu tính của chúng.

Thứ hai, vì phổ-quát-tính của tên nầy. Tất cả mọi tên khác kém phổ quát hơn, và nếu khả hoán với tên nầy, thì thêm một cái gì cho nó ít nhất là trong ý tưởng; do đó, theo một thể cách nào đó, chúng mô hiệp và định giới hạn nó. Nhưng, trong đời sống đời này, trí năng chúng ta không có thể hiểu biết chính yếu tính Thiên Chúa như đang hiện hữu tại sự, nhưng nó có thể xác định điều nó hiểu biết về Thiên Chúa, nó không hiểu biết thể cách Thiên Chúa đang hiện hữu trong chính Ngài. Bởi đó, các tên càng kém được xác định, và càng phổ quát và tuyệt đối, được ứng dụng cho Thiên Chúa một cách càng đích xác hơn. Do đó, nói tên “Đấng hiện hữu” là tên chủ yếu của mọi tên được ứng dụng cho Thiên Chúa; tên này bao hàm tất cả mọi tên trong chính nó, chứa đựng chính sự hiện hữu như một đại dương vô cùng và vô hạn của bản thể (De Fide Orth., 1,9). Vì do bất cứ tên nào khác, một thể cách nào đó của bản thể được bày tỏ cách nhất định, còn nầy “Đấng hiện hữu” không hạn định một thể cách hiện hữu nào, nhưng có quan hệ vô hạn với tất cả mọi tên: nó tự mệnh danh là đại dương vỏ cùng của bản thể

Thứ ba, do sự đồng có ý nghĩa của tên này vì nó biểu thị sự hiện hữu trong hiện tại; và tên nầyhơn hết mọi tên, được ứng dụng chính xác cho Thiên Chúa, vì sự hiện hữu của Thiên Chúa, theo lời thánh Augsutinô nói, không biết đến dĩ vãng và tương lai.

GIẢI ĐÁP :

1. Tên “Đấng hiện hữu” là lên của Thiên Chúa, còn chính xác hơn tên “Thiên Chúa”, về nguồn gốc, tức là sự hiện hữu cũng như về thể cách biểu thị và sự đồng có ý nghĩa, như đã trình bày trước. Nhưng về đối tượng với ý định được biểu thị do cái tên, thì tên “Thiên Chúa” chính xác hơn, vì được đặt ra để biểu thị bản tính Thiên Chúa. Có tên còn chính xác hơn nữa, đó là Tétragramme, được đặt ra để biểu thị chính cái bản thể Thiên Chúa, tên nầy không có thể được thông phần và được nói là đơn độc.

2. Tên “tốt” là tên chủ yếu của Thiên Chúa, vì Ngài là nguyên nhân, nhưng không bằng cách tuyệt đối; vì tuyệt đối mà nói, sự hiện hữu được chúng ta nhận thức trước nguyên nhân.

3. Không cần thiết tất cả mọi tên của Thiên Chúa phải có tương quan với các thụ tạo; có điều kiện nầy đã đủ là các tên đã được đặt ra do một số hoàn hảo phát nguyên từ Thiên Chúa mà chảy đến các thụ tạo. Trong các sự hoàn hảo nầy, thì hoàn hảo thứ nhất là sự hiện hữu, mà do đó, phát xuất cái tên này “Đấng hiện hữu”

 

Tiết 12

CÁC MỆNH ĐỀ KHẲNG ĐỊNH CÓ THỂ ĐƯỢC ĐẶT RA

VỀ THIÊN CHÚA KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra các mệnh đề khẳng định không được đặt ra về Thiên Chúa.

1. Denys nói các sự phủ định về Thiên Chúa thì thật; nhưng các sự khẳng định, thì mơ hồ (De, Goel, Hier, 2,3). 

2. Hơn nữa, Boèce nói một mô thể đơn giản không thể làm chủ thể (De Trini 2). Nhưng Thiên Chúa là mô thể đơn giản cách tuyệt đối nhất, như đã trình bày (Q.3, a.7.) Bởi đó, Ngài không có thể làm chủ thể. Nhưng tất cả mọi vật, mà mệnh đề khẳng định được đặt ra cho, thì được sử dụng làm chủ thể. Bởi đó, mệnh đề khẳng định không được đặt ra về Thiên Chúa.

3. Bất cứ trí năng nào, hiểu biết một sự vật cách khác với nó đang hiện hữu thì sai lầm. Nhưng Thiên Chúa có yếu tính hoàn toàn không hỗn hợp, như đã trình bày trước (Q.3, a.7). Bởi đó, về trí năng, đưa ra một khẳng định, thì hiểu biết một cái gì hỗn hợp, xem ra không có thể đặt mệnh đề khẳng định về Thiên Chúa.

TRÁI LẠI :

Cái gì thuộc về đức tin, thì không sai lầm. Nhưng một vài mệnh đề khẳng định thuộc về đức tin; như in điều một Chúa có Ba Ngôi, và Thiên Chúa toàn năng. Bởi đó, những mệnh đề khẳng định thực sự được đặt ra về Thiên Chúa. 

TRẢ LỜI :

Các mệnh đề khẳng định có thể được đặt ra cách thật sự về Thiên Chúa. Để minh chứng điều nầy, chúng ta phải chú ý trong mỗi mệnh đề khẳng định, thuộc từ và chủ từ, theo một thể cách nào đó, phải biểu thị cũng một sự vật trong thực tại và những sự vật khác nhau trong ý tưởng; và tình trạng nầy xuất hiện rõ rằng trong cả hai thứ mệnh đề có thuộc từ tùy thể và có thuộc từ bản thể. Vì rõ ràng là “người ta” và “có màu trắng” cũng là một trong chủ từ và khác nhau trong ý tưởng. Vì ý tưởng về “người ta” là một việc và ý tưởng về màu trắng là một việc nữa. Cũng một lý luận được ứng dụng, khi tôi hỏi người ta là con thú vật”, vì cũng một vật là người và là thu vật thực sự vì trong cũng một cá thể, vừa có bản tính khả giác làm cho cá thể nầy được gọi là thú vật, vừa có bản tính thuộc lý tính làm cho cá thể nầy được gọi là “người ta”; do đó, một lần nữa, thuộc từ và chủ từ là một về cá thể và khác nhau về ý tưởng. Nhưng trong những mệnh đề mà cũng một sự vật được xác định về chính nó, thì cũng một đường lối được ứng dụng theo một thể cách nào đó, vì trí năng coi như là cá thể điều mà nó đặt trong chủ từ; và điều nó đặt trong thuộc từ, nó coi như là bản tính của mô thể hiện hữu trong cá thể, theo lời nói : Thuộc từ được sử dụng cách mô thể và chủ từ được sử dụng cách chất thể. Đối nhau với từ dị biệt này trong ý tưởng thì có phức-số-tính của thuộc từ và của chủ từ, đăng khi trí năng biểu thị đồng-nhất-tính của sự vật nhờ chính sự hỗn hợp.

Tuy nhiên, Thiên Chúa, được quan sát trong chính Ngài, hoàn toàn đơn nhất và đơn giản; nhưng trí năng chúng ta hiểu biết Ngài tùy theo những quan niệm khác nhau, vì nó không có thể trông thấy Ngài như Ngài đang hiện hữu trong chính Ngài. Nhưng dầu nó hiểu biết Ngài bằng những quan niệm khác nhau, nó vẫn hiểu biết rằng cũng một thực tại duy nhất phù hợp với các quan niệm của nó. Bởi đó, phức-số-tính của thuộc từ và chủ từ miêu tả phức-số-tính của ý tưởng và trí năng miêu tả đơn-nhất-tính nhờ sự hỗn hợp.

GIẢI ĐÁP :

1. Denys nói : Sự khẳng định về Thiên Chúa, mơ hồ hoặc không thích hợp, vì không một tên nào có thể được ứng dụng cho Thiên Chúa, theo thể cách của nó để biểu thị ý nghĩa như đã trình bày trước.

2. Trí năng chúng ta không có thể lãnh hội các mô thể lập hữu đơn giản, như chúng nó dạng hiện hữu thực sự trong chính chúng nó nhưng trí năng chúng ta lãnh hội chúng nó theo thể cách các hợp vật mà trong các hợp vật nầy có sự vật được sử dụng làm chủ thể và có sự vật thuộc về nó. Bởi đó, trí năng chúng ta lãnh hội mô thể đơn giản như làm chủ thể, và chỉ một sự vật nào khác thuộc về nó.

3. Mệnh đề nầy “trí năng hiểu biết một cái gì cách khác với chính nó đang hiện hữu”, thì sai lầm, có thể được hiểu biết hai ý nghĩa, tùy theo trạng từ “cách khác” biến đổi động từ hiểu biết từ quan điểm của sự vật được hiểu biết, hoặc từ quan điểm của chủ thể hiểu biết. Được sử dụng trong quan hệ với sự vật được hiểu biết, mệnh đề nầy đúng với sự thật, và có nghĩa là bất cứ trí năng nào mà hiểu biết rằng một sự vật ở trong cách khác với nó đang hiện hữu, thì sai lầm. Nhưng điều nầy không đứng vững trong trường hợp hiện tại, vì trí năng chúng ta trong khi đặt ra một mệnh đề khẳng định về Thiên Chúa, không quả quyết Ngài hỗn hợp, nhưng quả quyết Ngài đơn giản. Còn được sử dụng trong quan hệ với chủ thể hiểu biết, mệnh đề nầy sai. Vì trí năng chúng ta hiểu biết theo một thể cách, và các sự vật ở trong thể cách khác. Như vậy rõ ràng là trí năng chúng ta hiểu biết các sự vật hữu hình ở dưới chính mình, theo một thể cách vô hình; không phải trí năng hiểu biết chúng nó là những sự vật vô hình; nhưng thể cách của trí năng chúng ta để hiểu biết, thì vô hình. Cũng thế, khi trí năng chúng ta hiểu biết các sự vật đơn giản ở trên chính mình, thì nó hiểu biết chúng nó tùy theo thể cách riêng của mình, tức là thể cách hỗn hợp; chứ không phải do đó mà nó hiểu biết chúng nó là các sự vật hỗn hợp. Và như vậy, trí năng chúng ta không sai lầm trong khi tạo ra câu phán đoán liên hệ với Thiên Chúa.

 


 CÂU HỎI 14
VẤN ĐỀ 12

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt