Thuật ngữ tổng quát

Hữu thể học / Ontology

 

HỮU THỂ HỌC

ONTOLOGY

 

SIÊU HÌNH HỌC  [từ tiếng Hy Lạp logos, lý thuyết + ont, tồn tại] Thuật ngữ Latinh ontologia được du nhập ở thế kỷ 17 để phân biệt một nhánh siêu hình học với các nhánh khác, cụ thể là với các nhánh thần học thuần lý, vũ trụ học thuần lýtâm lý học thuần lý. Christian Wolff đã có công lớn trong việc làm cho thuật ngữ này được chấp nhận rộng rãi. Với tư cách là bộ phận tổng quát của siêu hình học và với tư cách là lý thuyết tổng quát về tồn tại, hữu thể học thường được sử dụng để chỉ siêu hình học như là một toàn bộ. Hữu thể học xử lý các đặc điểm cơ bản của bản thân tồn tại (của tồn tại xét như là là tồn tại của Aristotle) và đặt ra các câu hỏi như "Cái gì tồn tại hay cái gì hiện hữu?" "Loại sự vật nào hiện hữu một cách căn nguyên nhất?" và "Các loại tồn tại khác nhau quan hệ với nhau như thế nào?" Nghiên cứu về ý nghĩa của tồn tại bắt đầu với Parmenides và được Aristotle phát triển thêm bằng những bàn luận có hệ thống. Trong thế kỷ này (thế kỷ 20), HeideggerQuine đã tiếp cận theo những lối hoàn toàn khác nhau đến hữu thể học. Heidegger hỏi đặc điểm nào mà tồn tại phải có nếu ý thức con người là những gì nó đang là. Quine đề xuất câu châm ngôn: "Tồn tại là tồn tại giá trị của một biến buộc" để xác định những gì mà lý thuyết tuyên bố là có. Học thuyết của ông về tính tương đối hữu thể học gợi ý rằng những gì ta có thể coi là tồn tại đều có quan hệ với lý thuyết và ngôn ngữ mà ta áp dụng cho tình huống đó. 


"Việc xuất hiện thuật ngữ 'hữu thể học' để chỉ siêu hình học đã xuất hiện trong triết học hiện đại thời kỳ đầu và vẫn còn tồn tại với ta. Thực vậy, nhiều nhà siêu hình học đương đại gọi môn học của họ là hữu thể học". Gracia, Metaphysics and Its Task


 

 Từ điển triết học phương Tây của Nicholas Bunin và Jiyuan Yu (Blackwell, 2004)

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt