Thuật ngữ tổng quát

Luật triệt tam / Law of the excluded middle

 

LUẬT TRIỆT TAM 

(LAW OF THE EXCLUDED MIDDLE)

 

LOGIC HỌC, SIÊU HÌNH HỌC.  Một trong các quy luật cơ bản của tư duy làm nền tảng cho mọi quá trình chứng minh trong logic học cổ điển. Luật này phát biểu rằng một cái gì đó hoặc là P hoặc là không-P và không thể có chuyện cùng một thời điểm và cùng một phương diện nó vừa không phải P lại vừa không phải không-P. Về mặt ngữ nghĩa, ta có thể diễn đạt rằng đối với bất kỳ vị từ p nào và bất cứ đối tượng x nào, hoặc là p hoặc là phủ định của nó đúng với x. Trong Siêu hình học 1011b23, Aristotle định nghĩa luật này như sau: "Không thể có sự trung giới giữa các phán đoán mâu thuẫn, nhưng với một chủ từ ta phải khẳng định hoặc phủ định vị từ của nó, dù đó là bất cứ vị từ nào." Khi ta nói rằng một mệnh đề hay một phán đoán hoặc tất phải đúng hoặc tất phải sai, thì luật triệt tam sẽ trở thành nguyên tắc lưỡng trị. Nó giữ vai trò là cơ sở cho phương pháp bảng chân lý, nhưng lại bị bác bỏ trong logic đa trị và logic trực giác. Câu hỏi ta nên tuân thủ luật này hay nguyên tắc lưỡng trị đã là một điểm ngoặc phân biệt thuyết duy thực và thuyết phản-duy thực trong logic học và triết học đương đại.


“(φ∨~φ) minh họa cho luật triệt tam, thường được phát biểu là "mọi phán đoán hoặc là đúng hoặc là sai." Quine, Mathematical Logic


 

(Trích dịch từ Từ điển triết học phương Tây của Nicholas Bunin và Jiyuan Yu (Blackwell, 2004)

 

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt