Thuật ngữ tổng quát

Mệnh đề / Proposition

 

MỆNH ĐỀ / PROPOSITION

 

LOGIC HỌC, TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ  Đơn vị cơ bản của phân tích logic, được phát biểu một cách đặc trưng bằng một câu mô tả và đơn vị mang giá trị chân lý đúng hay sai. Có cuộc tranh cãi về các mối quan hệ giữa mệnh đề, phát biểu và câu. Nhiều lý thuyết gia đồng nhất mệnh đề với phát biểu. Cả hai được phân biệt với câu, nhưng một số triết gia muốn loại bỏ mệnh đề với tư cách là những thực thể trừu tượng để ủng hộ câu. Nếu cả hai loại thực thể này được chấp nhận, thì mọi mệnh đề sẽ là câu và được biểu đạt bằng câu. Nhìn chung, chỉ những câu mô tả mới biểu đạt mệnh đề, mặc dù các dạng câu như hỏi, mệnh lệnh cũng như các dạng khác đều có nội dung mệnh đề. Một mệnh đề có thể thường được trình bằng một vế "rằng". Hiểu bản tính và cấu trúc của các mệnh đề thường được coi là nhiệm vụ trung tâm của logic học triết học. Các triết gia xem xét các chức năng của các thành phần trong mệnh đề, như tênvị từ, và hằng logic, và xem xét các thành phần ấy được hợp lại thành cái gì đó có giá trị chân lý. Họ khảo sát mối quan hệ giữa hình thức, nghĩa, và cách sử dụng các mệnh đề và khảo sát xem các mệnh đề khác nhau có thể có quan hệ logic như thế nào. Gần đây có nhiều bàn luận về việc các trạng thái ngôn ngữ hay tâm lý có thể có nội dung mệnh đề như thế nào.


"Ta hãy định nghĩa một mệnh đề là bất cứ câu hoàn chỉnh nào có khả năng diễn đạt một phát biểu." Russell, Collected Papers, vol. VII 


 

Nguồn: Từ điển triết học phương Tây của Nicholas Bunin và Jiyuan Yu (Blackwell, 2004)

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt