Triết học nghệ thuật

Thái độ và nhận xét của Mác và Ăng-ghen về văn học

 

 

THÁI ĐỘ VÀ NHẬN XÉT CỦA MÁC VÀ ĂNG-GHEN VỀ VĂN HỌC

 

GIĂNG PHƠ-RÊ-VIN

Xuân Tửu, Trần Hữu Thung dịch

 


Giăng Phơ-Rê-Vin. Mác, Ăng-ghen, Lê-Nin và văn học nghệ thuật. Xuân Tửu, Trần Hữu Thung dịch. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1962, tr.76-77.


 

Trong các bài phê phán văn học và luận chiến của hai ông, Mác và Ăng-Ghen đã liên tục lên tiếng chống lại mọi hình thức khác nhau của chủ nghĩa duy tâm. Hai ông đã chiến đấu chống mọi sự xuyên tạc về văn học và nghệ thuật đối với những quan hệ xã hội: chủ nghĩa lãng mạn phản động của người Đức và của Các- lai-lơ, chủ nghĩa xã hội không tưởng của O-gien Xuy, thơ của chủ nghĩa xã hội « chân chính», quan niệm về lãnh tụ cách mạng của Lát-xan.... Trái lại, hai ông rất tán thưởng chủ nghĩa hiện thực phê phán của những nhà tiểu thuyết lớn Pháp và Anh. Hai ông đã nâng đỡ, khuyến khích, giúp ý kiến cho các nhà thơ viết về ước vọng của giai cấp vô sản.

Những nhận xét của Mác và Ăng-ghen trong lúc mang lại cho chúng ta tiếng vang của những cuộc đấu tranh của thế kỷ trước, mãi tới ngày nay vẫn còn sức mạnh hành động và giáo dục của nó.

Cố nhiên, muốn đánh giá tầm quan trọng và ý nghĩa của những nhận xét ấy, cần phải đặt nó vào hoàn cảnh của nó. Một số quan điểm của Mác và Ăng-ghen phát biểu hồi còn trẻ đối với những người đương thời, về sau đã bị chính hai ông thủ tiêu khi tư tưởng hai ông được xác lập. Cuộc sống và chính những sự việc thực tế đã cắt nghĩa những thay đổi đó. Thái độ của Mác đối với Pờ-ru-đông và Uây-linh năm 1844 [1], thái độ của Ăng-ghen đối với Bởc-nơ, Guýt-cúp, Bếch [2] năm 1839, sau cũng thay đổi: điều ấy cũng tự nhiên thôi. Cuộc đấu tranh chính trị đã giải thích lời nhận xét nghiêm khắc của Ăng-ghen đối với Giuyn Van-let-xơ tiếp theo một hành động trái mùa của ông này.

Vậy trong tất cả mọi trường hợp, chúng ta cần phải nhớ lại hoàn cảnh lịch sử, để đem lại cho mỗi một xét đoán vị trí và giá trị đúng đắn của nó trong toàn bộ những lời phê phán của Mác và Ăng-ghen.



[1] Mác: Toàn tập, t. III, tr. 18.

[2] Ăng-ghen : Toàn tập, t. II, tr. 519, 520, 540.


1. Chủ nghĩa lãng mạn phản động

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt