Thuật ngữ chuyên biệt

Nội tại

Thuật ngữ Husserl:

 

NỘI TẠI (sự, tính)

[Đức: Immanenz; Anh: immanence]

(Xem thêm: Siêu việt (sự, tính)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
                                       

DERMOT MORAN

JOSEPH COHEN

 

Đối với Husserl, thuật ngữ “sự/tính nội tại” có nhiều nghĩa. Nó chủ yếu được dùng để chỉ phương cách trong đó ý thức, những kinh nghiệm sống trải và những đối tượng ý hướng được hiểu sau khi đã được giảm trừ hiện tượng học. Husserl đối lập sự nội tại với sự siêu việt và nói về hiện tượng học như là diễn trình hoạt động trong sự nội tại. Sau khi giảm trừ, các thực thể trong ý thức và ngay cả bản thân cái Tôi phải được hiểu như là “sự siêu việt trong sự nội tại” hay “sự siêu việt nội tại” (immanente Transzendenz, SND 47). Husserl phê phán quan niệm lệch lạc và sai lầm về sự nội tại trong triết học hiện đại sau Descartes. Trong Ý tưởng về Hiện tượng học (1907), Husserl bác bỏ sự phi lý của cách hiểu của triết học hiện đại khi nó coi sự nội tại theo nghĩa là các đối tượng của nhận thức được xem như là các biểu tượng trong ý thức và nhiệm vụ của nhận thức luận là phải xác định xem các biểu tượng này vượt ra khỏi chúng để đến với các đối tượng siêu việt trong thế giới như thế nào. Husserl yêu sách rằng hiện tượng học phải đưa ra một quan niệm mới mẻ về sự nội tại và về “sự siêu việt bên trong sự nội tại” (SND Hua I 169). Husserl thường nói về việc Descartes quay trở lại với sự nội tại thuần túy hay “tiên khởi” của cái cogito [cái Tôi-tư duy]. Sự tự-kinh nghiệm là một lĩnh vực của sự nội tại thuần túy và Husserl nói về tầm quan trọng của một môn “tâm lý học bên trong” (Innenpsychologie/Anh: “inner psychology”) mới mẻ để khảo sát lĩnh vực này.

Đinh Hồng Phúc dịch

Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt