Xấu hổ là một loại nổi giận, nhưng chỉ hướng vào bên trong. Và nếu như cả một dân tộc thực sự cảm thấy xấu hổ thì nó sẽ giống như con sư tử thu mình lại để chuẩn bị nhảy.
Thế giới con người là một hệ thống mở hay chưa hoàn tất và sự tiếp xúc cùng tinh thần cấp tiến, là cái đe dọa hệ thống bằng các quan hệ bất hòa, cũng cứu nó khỏi tính không thể tránh được của sự rối loạn và ngăn không cho ta tuyệt vọng về nó, miễn là kẻ nhớ các bộ máy khác nhau của nó là con người và cố gắng duy trì và mở rộng các quan hệ của con người tới con người
Lời nói là thứ không thể thay đổi, tựa như định mệnh. Chúng ta không thể sửa lại những gì đã được nói ra, trừ trường hợp bổ sung thêm cho nó: sửa lại, một cách kỳ cục, đó là sự thêm vào. Trong khi nói, tôi không bao giờ có thể tẩy phết, xóa đi, hủy bỏ; tất cả những gì tôi có thể làm, đó là nói “tôi xóa đi, tôi hủy bỏ, tôi đính chính”, thực ra lại là tiếp tục nói
Khi Sartre bảo ta “bị ném vào một đấu trường dưới hàng triệu cái nhìn”/“jeté dans l’arène sous des millions de regards”, ông muốn nhấn mạnh đến cuộc đấu tranh lẻ loi của cá nhân để đòi sự thừa nhận. Nhưng, không cần có “hàng triệu cái nhìn”, mà chỉ một cái nhìn duy nhất cũng đủ giúp tôi hoặc buộc tôi thức tỉnh về chính mình. Chính sự xấu hổ mang lại sự tự-thức tỉnh ấy
I. M. BOCHENSKI (1902-1995) TUỆ SĨ dịch || Hiện sinh luận thuyên giải những điều mà ngày nay người ta mệnh danh là những vấn đề “hiện hữu” của con người, như ý nghĩa sự sống, sự chết, khổ đau, v.v… Nói thế không phải rằng hiện sinh luận bắt nguồn từ những vấn đề đó
Bị ném vào thế giới này ngoài và trước ý muốn của mình, người là một hiện hữu đã bị giới hạn trong nguyên ủy. Ta không thể không sinh ra được, một khi đã sinh ra trên quả địa cầu. Nhưng đã có mặt dưới ánh sáng mặt trời điều đó không cho phép ta nói rằng chúng ta cần phải sinh ra, hiện hữu của ta là cần thiết. Một người sinh ra, chỉ là một sự bắt đầu trong thời gian, và theo nghĩa đó, chúng ta đã bị giới hạn ngay từ khi sinh.
Simone de Beauvoir là “một trong những nhà văn hóa bậc thày, nhà tiên phong mở hướng cho thời đại. Cuộc đời bà, các tác phẩm bà viết và cuộc đấu tranh của bà đã nâng cao giác ngộ của tất cả những người đàn ông và đàn bà nước Pháp cũng như toàn thế giới”.
Hiện tượng luận là luận về hiện hữu như là làm nên bởi những bộ mặt của Hữu. Tuy nhiên, vấn đề được nêu lên một cách cấp thiết là sự lãnh hội do hiện tượng luận đem lại, phải chăng đúng (thực) với thực tại của Hữu?
Nhận thức của ta phát sinh từ hai nguồn suối cơ bản (Grundquellen) của tâm thức: nguồn thứ nhất là quan năng tiếp nhận những biểu tượng (tính thụ nhận những ấn tượng); nguồn thứ hai là quan năng nhận thức
Hegel cho rằng điều quan trọng cho sự phát triển của một dân tộc là phải sở hữu cho được những sản phẩm văn học và văn hoá bằng tiếng mẹ đẻ, và rằng cấu trúc và từ vựng của tiếng Đức là thích hợp đặc biệt cho việc diễn đạt nhiều chân lý hệ trọng: tiếng Đức có “tinh thần tư biện”
Một người theo thuyết hoài nghi, người kia theo giáo điều; một người coi thế giới cảm tính là vẻ bề ngoài mang tính chủ quan, người kia lại coi thế giới cảm tính ấy là hiện tượng khách quan. Coi thế giới cảm tính là vẻ bề ngoài mang tính chủ quan thì dựa vào khoa học thực nghiệm về giới tự nhiên và...
Các hình thức bạo lực khủng khiếp trong thế kỷ XX, theo Arendt, đều nhằm chứng tỏ rằng con người là hoàn toàn có thể khống chế được! Muốn thế, chúng phải tiêu diệt bản ngã, tính đa dạng và tính tự khởi của con người.
Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, quan điểm lịch sử chính là nguyên tắc khởi điểm của Lotman – và quan điểm lịch sử trong phương pháp luận này cũng xung đột với chủ nghĩa phản lịch sử của tư tưởng hệ hệt như vậy
Mác có một niềm tin tha thiết vào con người và luôn nghi ngờ những giáo điều trừu tượng. Ông đã không quá câu nệ đến khái niệm về một xã hội hoàn hảo nhưng lại rất quan tâm đến vấn đề bình đẳng. Mác không mơ tưởng gì về một tương lai trong đó
Chính Mác bắt đầu sự nghiệp của mình như một nhà dân chủ cấp tiến và cuối cùng lại là một nhà cách mạng, khi ông nhận ra nền dân chủ đích thực đòi hỏi phải có nhiều chuyển đổi như thế nào; chính với tư cách là một nhà dân chủ mà ông đã thách thức uy quyền tối cao của nhà nước.
Triết học người xưa đã không phân biệt hữu Dasein với Dasein nên cũng đã không thấy sự dị đồng giữa ba vòng thời gian trên đây. Tệ hơn nữa, họ tuyệt đối hóa thời gian của sử học. Hậu quả là chấp mê vào truyền thống, xem truyền thống như Thánh Kinh, nơi chứa đựng mọi khôn khéo của chư hiền nhân, liệt tử.