Triết học nghệ thuật

Thái độ và nhận xét của Mác và Ăng-ghen về văn học

 

THÁI ĐỘ VÀ NHẬN XÉT CỦA MÁC VÀ ĂNG-GHEN VỀ VĂN HỌC

 

GIĂNG PHƠ-RÊ-VIN

Xuân Tửu, Trần Hữu Thung dịch

 


Giăng Phơ-Rê-Vin. Mác, Ăng-ghen, Lê-Nin và văn học nghệ thuật. Xuân Tửu, Trần Hữu Thung dịch. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1962, tr.88-84.


 

3. Ơ-gien Xuy

Bờ-ruy-nô Bau-e bài bác khuynh hướng mà Mác đi theo từ năm 1842, vì vậy, năm 1844, trong một tạp chí tiếng Đức, ông đã công kích tờ Báo Rê-na-ni trước kia và các nhà triết học lầm đường đã rời bỏ « ý niệm về ý thức vô hạn » để sa vào vũng bùn chính trị. Mác và Ăng-ghen quật lại lời khiêu khích này, quyết định đập cho lão bằng một bài trả lời ngắn. Bài này, — chủ yếu là do Mác viết, – về sau trở thành một cuốn sách xúc động.

Gia đình thần thánh! Mác và Ăng-ghen đặt tên cho bầy đệ tử của chủ nghĩa duy tâm tư biện quây quần dưới pháp trượng của anh em Bau-e như vậy.

Đối với Hê-ghen, Ý niệm hiện thân vào thế giới bên ngoài. Anh em Bau-e lại thụt lùi hơn sư phụ, chỉ coi trọng cải khách thể trong bản chất của nó: họ chỉ vin vào tư duy thuần túy, vào trí tưởng tượng, vào « ý thức vô hạn», họ giới hạn những vấn đề thực tại trong phạm vi của tu biện.

Mác và Ăng-ghen không những chỉ công kích chủ nghĩa duy tâm tư biện. Khi hai ông chế diễu lời lẽ của Sdê-li-ga trong nhóm anh em Bau-e tán tụng cuốn Bí mật thành Pa-ri, Mác và Ăng-ghen đã tố cáo chủ nghĩa không tưởng, chủ nghĩa nhân đạo giả hiệu, hai ông lột trần ảo khoác nhân nghĩa của chủ nghĩa vị kỷ tư sản. Trả lời lại những giải pháp và phương thuốc bách bệnh của các nhà ảo tưởng, các nhà đạo đức, Mác và Ăng- ghen tuyên bố rằng chủ nghĩa xã hội là kết quả của một sự tiến hóa lịch sử mà giai cấp vô sản dẫn đến thắng lợi cuối cùng.

Ơ-gien Xuy, con nuôi của hoàng hậu Giô-dê-phin và của ông hoàng Ơ-gien Bô-hác-ne, vốn là một anh chàng bảnh bao được vùng ngoại ô Xanh giéc-manh tâng bốc, thường hay lui tới các hội hè, cùng buồng khuê của các cô, các bà và đã thành công trong bước đầu với những tiểu thuyết về hàng hải, là một thể loại lúc bấy giờ còn mới mẻ ở Pháp. Một hôm, nhà văn ấy, xưa nay vẫn khinh miệt loài người trong các tác phẩm bi quan của mình, lại quyết định đưa một kết luận xây dựng vào việc mô tả các thói xấu và những phong tục đồi bại.

Dưới triều vua Lu-i Philip, chủ nghĩa tư bản càng làm cho thợ thuyền đau khổ điêu đứng. Nhiều cuộc nổi dậy bị dìm trong bể máu: nhưng một sự hoạt động bí mật đang lay chuyển các ngoại ô và kết tinh trong lòng những hội kín. Mọi người lo sợ run lên. Nghiêng mình xuống cái hố sâu của quần chúng, nhiều người mơ mộng đưa chương trình cải cách của họ ra...

O-gien Xuy đoán rằng công chúng sẽ say mê những bậc anh hùng xuất hiện từ đám dân đen, còn lớp người quyền quý thì sẽ rên rỉ khi nghe chuyện về những cảnh ngộ rùng rợn giáng vào những nhân vật kỳ quái. Lời đoán ấy đúng. Bộ truyện Bí mật thành Pa-ri được tờ Tranh luận là tờ báo của nhóm tự do chủ nghĩa xuất bản năm 1842 – 1843, và chỉ trong vài ngày đã làm cho Ơ-gien Xuy nổi tiếng.

Trong cuốn Lịch sử của nền để chế tháng 7, Tuy-rô Đăng-gianh kể lại rằng Đuy-sa-ten, bộ trưởng bộ Thương mại rồi bộ trưởng bộ Nội vụ trong nội các Ghi-dô, một buổi sáng hớt hải chạy vào buồng giấy nhân viên của y với nét mặt sa sầm như để bảo một tin tức chính trị gì quan trọng lắm, mà kêu lên rằng : « Này, các anh biết chứ!Con Sói Cái chết rồi ! » Nguyên soái Xun-tơ thì phát cáu mỗi lần thấy bảo không đăng truyện đều kỳ ấy. Ơ-gien Xuy bị bắt giam vì tội không làm tròn nghĩa vụ người bảo vệ quân, dọa sẽ thôi không gửi bản thảo hằng ngày tới nữa: nguyên soái liền thả ông ta ra. Các giới chính trị cũng tán thưởng không kém gì giới phòng trà. Nhà văn Gioóc-giơ Xăng đón tiếp tác giả như một người bạn chiến đấu. Tạp chí La Pha- lăng-giơ của phái Phu-ri-ê chào mừng tác giả như một nhà cải cách đang « miêu tả những đau khổ và những nhu cầu của giai cấp cần lao ». Một tạp chí khác do thợ thuyền viết và xuất bản, tạp chí Tổ ong nhân dân khen: Bức tranh nên thơ và hăng hâ1i ấy của những tai nạn, bức tranh của những sự bịp bợm hiểm độc và của những cảnh khốn cùng khủng khiếp đang vây hãm và tỉa gọt những người vô sản hoặc đám thợ thuyền tay trắng không được một ai che chở, phù hộ...

Ít lâu sau, tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng và hầu khắp thế giới đều biết đến. Bi-ê-lin-ski gọi sách ấy là « một nghìn một đêm lẻ châu Âu »: ông cắt nghĩa sự thành công của tác phẩm đối với các giai cấp của xã hội Pháp, bằng lý do là « ở Pháp, nhân dân đã trở thành một vấn đề xã hội, chính trị và quốc sự ». Đối với tác giả và ngay cả đối với tác phẩm, Bi-ê-lin-ski đã có lời phê phán gần gần như lời phê phán của Mác.. Mác cho lời Sdê-li-ga giải thích tiểu thuyết của C- gien Xuy là độc đoán. Tuy nhiên, nhân vật trong Bí mật thành Pa-ri lại thích hợp với những ngón của Sdê-li-ga là vì, cũng như những phạm trù của triết học tư biện, những nhân vật đó chỉ là những cái trừu tượng thuần túy, chúng là hiện thân của những nguyên tắc thiện, ác chứ không phải là hiện thân của những điển hình người.

Sdê-li-ga suy tôn Bí mật thành Pa-ri là một sản phẩm của nghệ thuật tự do... một cái gì hoàn toàn mới, chưa từng có bao giờ ». Thật ra, tiểu thuyết của Ơ-gien Xuy là xuất phát từ những tình cảm, những quan niệm,. những tư tưởng do các nhà không tưởng truyền bá. Việc phê phán cuốn Bí mật thành Pa-ri và những lừa dối cùng ảo tưởng của nó đã giúp Mác dọn đường, và khi ông bắt đầu đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội khoa học, khi ông hết sức giáo dục ý thức tự chủ cho phong trào thợ thuyền.

Hoàng tử Rô-đôn-phơ Giê-rôn-stanh, người hiệp sĩ có lương tâm cao cả, người anh hùng của sự phê phán thuần túy, đã cởi bỏ triều phục để khoác bộ áo công nhân; ông ta đến la cà tại các nhà hàng lụp xụp và các quán rượu, là nơi tụ tập của bọn tù khổ sai vượt ngục hoặc được phóng thích, để tìm kiếm đứa con gái của ông – một đứa con hoang bị ruồng bỏ đã mất tung tích. Ông ném vàng ra cho bọn tùy thuộc, khen thưởng điều lành, trừng phạt điều ác. Ông cải tạo người đao phủ mà trước ông biến hắn thành mật thám rồi sau thành chó săn, ông chọc thủng mắt người Thầy học, là con người không thể cải hóa được.

Chúa Trời đã nói: mọi điều ác đều phải đền tội và chuộc tội ; nhưng từ tòa án đến pháp trường, khoảng đường thật quả ngắn. Cần phải có thì giờ để đền tội và hối cải...

Rõ là một nhà từ thiện chân chính! Cuối cùng ông tìm được người con gái, cô Ma-ri bị sa ngã nhưng tâm hồn vẫn trinh bạch và ông đưa về làm công chúa nuôi như một bà hoàng. Nàng say đắm yêu một thanh niên quý tộc nhưng nàng không lấy làm chồng, vì vẫn day dứt hối hận và xấu hổ về quá khứ của mình. Nàng vào nhà tu để cầu kinh chuộc tội, khiêm tốn từ chối cả chức làm bà mụ và, như một người đàn bà phạm tội biết ăn năn, nàng chết trong lòng Chúa...

Khi thay thế sự phân tích hiện thực bằng những lời thề nguyện và những chuyện bày đặt, văn học nào biện hộ cho tôn giáo cũng xuyên tạc những quan hệ xã hội và những điển hình cá thể mà nó bóp méo đi để chứng giải cho những luận điểm đã định trước của nó.

Cuốn tiểu thuyết của O-gien Xuy bày ra một loạt con rối giả tạo: ví dụ: vai Rô-đôn-phơ, ông hoàng của sự phê phán và của lòng nhân từ cứu thế; tên Đao phủ, tù chung thân cải hối, sung sướng được trở thành ở một con dun có ích cho một vị vương giả lớn »; cô gái Ma- ri, bông hoa huệ chưa bị một vết bẩn nào làm hoen ố tấm lòng trinh bạch, cô gái lang thang của nền Đế chế tháng Bảy, cũng giả tạo như người chị của nàng ở thế kỷ XV là Ét-smê-ran-da; Ri-gô-rét, người con gái lắng lơ thành Pa-ri, thiếu hẳn những nét cả tính, sự khinh bỉ những ước lệ tư sản và lòng vô tư; cô gái lai Xê- xi-ly, « con yêu tinh rất cám dỗ » mà tác giả kết tội là « con người hư hỏng tự nhiên » nhưng thật ra nàng chỉ là nạn nhân của xã hội...

Trong đám cặn bã của xã hội, nhung nhúc đầy bọn kẻ cướp, bọn « phá hoại », bọn giang hồ cửa ô, bọn ma cô, bọn trùm đĩ và gái điểm. Nhưng người vô sản thì ở đâu ? Không một người có nghề nghiệp, không một người thợ có ý thức về giai cấp của mình, không một người bạn chiến đấu của các chiến sĩ phố Cờ-loát-xanh Me-ri và của phố Tờ-răng-snô-ranh mà Ban-dắc và Đô-mi-ê từng ca tụng tinh thần dũng cảm và hy sinh!

Đối diện với hạng người bất trị và nhẫn nhục, Ơ-gien Xuy miêu tả những bọn đặc quyền đặc lợi về giòng giống và tài sản, khoác đầy đức tinh tốt trên mình. Các ông hoàng là những hiệp sĩ, những người cứu nạn. Y như trong chuyện thần tiên, họ cứu vớt người thơ ngây lâm nạn, trừng phạt bọn hung dữ, nâng đỡ những kẻ thất cơ lỡ vận, dắt dẫn những kẻ lầm lạc trở về đường ngay. Thật rõ ràng là kẻ tiểu nhân phải thấy rằng họ cần trông chờ ở lòng nhân hậu của những người quân tử!

Vì cái xấu là do chỗ này mà ra: « Chà, giá mà người giàu hiểu biết! »

Nhưng tiếc thay cho người nghèo, người giàu lại không hiểu biết. Nếu họ hiểu biết thì chắc hẳn họ đã noi gương hoàng tử Rô-đôn-phơ !...

Vì vậy, Ơ-gien Xuy đứng ra làm quân sư cho họ. Để chữa cái bệnh bất công xã hội, ông ta hô hào lập một nhà ngân hàng của người nghèo và những trại ấp gương mẫu, giảm nhẹ đạo luật hình, bãi bỏ tội chết: người có tội sẽ không bị chém đầu nữa mà chỉ bị móc mắt thôi ! Dưới ngòi bút của Ơ-gien Xuy những mâu thuẫn xã hội đáng lẽ nổ ra thì lại dịu xuống, y như người vô sản đáng lẽ vùng dậy thì lại quy phục. Chỉ cần thuyết giáo điều thiện là đủ đề cải tạo xã hội. Tất cả mọi việc đều giải quyết bằng đạo đức. Nhà tiểu thuyết thày tu tuyên truyền điều hòa giữa các giai cấp nhờ vào lòng độ lượng của người giàu và lòng biết ơn của người cùng khổ.

Cải « lương tâm hư hỏng » nhận ra tội lỗi sẽ không bao giờ là « một lương tâm nổi loạn » nữa. Hối hận và ăn năn sẽ thay thế và dập tắt mọi phẫn nộ chính đáng, mọi tức giận đối với trật tự hiện hành. Ơ-gien Xuy và Sdê -li-ga không đầy mâu thuẫn tới chỗ giải quyết; họ xoa dịu, làm mờ và xóa bỏ mâu thuẫn bằng những hình tượng độc đoán, bằng những sáng tạo hoang đường, bằng cầu viện luân lý, bằng chạy trốn vào cái phi hiện thực...

Những bất công, những sự nhục nhã, những xấu xa mà Ơ-gien Xuy mô tả sẽ không tiêu tan được dưới ngọn lửa thanh trừng của chân lý đạo đức. Nó chỉ biến đi khi nào xóa bỏ được chế độ xã hội đã sản sinh ra nó. Đối lại những lời giáo huấn viên vòng, những phương sách vô hiệu đề đạt tới hạnh phúc, Mác đề ra ý thức cách mạng của quần chúng, ý thức cách mạng đó được khẳng định và được tôi luyện trong đấu tranh.

 


4. Chủ nghĩa xã hội "chân chính"
2. Tô-ma Các-lai-lơ

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt