Thuật ngữ chuyên biệt

HIỆN SINH [existential]

Thuật ngữ Jean-Paul Sartre:

 

HIỆN SINH [existential]

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
                                       

GARY COX

ĐINH HỒNG PHÚC dịch

 

Thuộc về hay liên quan đến thuyết hiện sinh. Hiện hữu, hiện thực, thực tồn, cụ thể hay nhân vị đối lập với lý thuyết, hình thức, ý thể, trừu tượng hay phi nhân vị. Chính đáng, đích thực hay xác thực: một sự đe dọa hiện sinh, chẳng hạn, đối lập với một sự đe dọa giả định hay một sự đe dọa khả hữu. Cái gọi là hiện sinh không nhất thiết phải là cái có tính chất vật lý, thân xác, chất liệu. Sự vắng mặt, chẳng hạn, có thể là một sự vắng mặt hiện sinh chứ không phải là sự vắng mặt hình thức. Chính việc xác định hay mô tả hoàn cảnh cụ thể của người nào đó hay của những người nào đó đã làm cho sự vắng mặt hiện sinh, hay bất cứ một sự vắng mặt nào khác như thế, trở nên hiện sinh. “Hiện sinh” cũng quy chiếu đến những đặc điểm nền tảng, không thể bác bỏ được và cũng không thể tránh được của sự hiện hữu, nhất là sự hiện hữu của con người: các chân lý hiện sinh của thân phận con người. Đối với xúc cảm như lo âu, tính từ “hiện sinh” đi kèm với nó có ý nhấn mạnh rằng xúc cảm không phải là một tình cảm đơn thuần có gốc rễ trong sinh lý mà còn là đặc điểm trung tâm của mối quan hệ của con người với thế giới của mình. Mục đích của phân tâm học hiện sinh là hiểu cho được hành vi ứng xử và tâm thế của một người nào đó bằng cách nghiên cứu lịch sử cá nhân độc nhất của anh ta. Nó tránh áp dụng các phạm trù tâm lý học phi nhân vị vào việc nghiên cứu hành vi và tâm thế của anh ta; các nhãn hiệu, như Laing cho thấy, không dùng cắt nghĩa anh ta mà dùng để lấy cớ biện minh cho anh ta.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt