Thuật ngữ chuyên biệt

Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism)

Thuật ngữ Jean-Paul Sartre:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

Chủ nghĩa hiện sinh

(Existentialism)

 

GARY COX

ĐINH HỒNG PHÚC dịch

 

 

CHỦ NGHĨA HIỆN SINH (Existentialism) - Một phong trào trí tuệ của các nhà triết học, tâm lý học, tiểu thuyết gia, nhà viết kịch, nghệ sĩ và nhà làm phim chủ yếu ở Lục địa Âu châu, phát triển mạnh mẽ trong các thế kỷ 19, 20 và vẫn còn ảnh hưởng tới ngày nay. Đặc điểm của phong trào này được xác định qua những mối quan tâm mà các nhà tư tưởng hiện sinh chia sẻ chung với nhau chứ không phải qua tập hợp các nguyên tắc chung mà họ tán thành, cho dù nhiều người trong số họ có chung những nguyên tắc với nhau. Chủ nghĩa hiện sinh chủ yếu quan tâm đến việc làm sao mô tả cho mạch lạc cái thân phận con người, hoàn toàn thừa nhận và hợp nhất những chân lý hiện sinh hay nền tảng gắn liền với thân phận ấy. Tự do, trách nhiệm, tính không xác định, ham muốn, tội lỗi, sự hiện hữu của người khác (xem tồn-tại-cho-người-khác), luân lý, sự loại trừ Thượng đế hay sự không-hiện hữu của Thượng đế, v.v. Trong thế kỷ 19, những chân lý này trở thành mối quan tâm của triết gia Kitô giáo Søren Kierkegaard, và các triết gia lãng mạn vô thần, Arthur Schopenhauer (1788-1860) và Friedrich Nietzsche, các triết gia này, theo cách riêng của họ, đã thiết lập nên một chương trình nghị luận (agenda) về sau được biết tới với tên gọi là chủ nghĩa hiện sinh. Nửa đầu thế kỷ 20, những mối quan tâm của Kierkegaard, Schopenhauer và Nietzsche vẫn là chủ đề trung tâm trong tư tưởng của Karl Jaspers (1883-1969) – người đề ra cụm từ “triết học hiện hữu” – Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Maurice Merleau-Ponty và Albert Camus. Các tác phẩm của họ biến chủ nghĩa hiện sinh thành một nhánh triết học riêng biệt. Các quan niệm của họ hợp lưu lại thành một hệ thống tư tưởng khá cố kết. Tâm điểm của hệ thống này là châm ngôn “hiện hữu đi trước bản chất”. Châm ngôn này tóm gọn quan niệm, đối lập một cách cơ bản với thuyết duy tâm, rằng không có các bản chất siêu hình học nào gán thực tại hay ý nghĩa cho các sự vật đặc thù. Có các sự vật đặc thù, và ngoài ý thức – tuy là hư vô nhưng là ý thức về các sự vật đặt thù – ra thì chẳng có gì ở bên ngoài chuỗi các sự vật đặc thù. Chỉ đối với con người, “hiện hữu đi trước bản chất” muốn nói rằng mỗi một cá nhân con người phải hiện hữu trước đã, không có ý nghĩa hay mục đích nào hết, rồi sau đó nỗ lực mang lại cho mình ý nghĩa và mục đích. Bản chất của một người là không có bản chất nào khác ngoài cái bản chất mà người ấy phải liên tục sáng nghĩ ra cho mình. Chủ nghĩa hiện sinh dòng chủ lưu vì thế là một chủ nghĩa phản-duy tâm, phản-siêu hình học và vô thần. Nó coi nhân loại như là đang cư ngụ trong một vũ trụ dửng dưng vô nghĩa đến mức phi lý. Bất cứ ý nghĩa nào được phát hiện ra phải do mỗi người, tự bên trong lĩnh vực hiện hữu cá nhân của mình, xác lập nên. Nếu ai đó cho rằng ý nghĩa của mình đã có tự mảy may rồi hay cho rằng mục đích tối hậu của sự hiện hữu người đã được thần linh hay các thánh thần định sẵn rồi thì người ấy đã bị lừa bịp và là một kẻ hèn khi đối diện thực tại. Như đã nói, không phải nhà tư tưởng nào xứng danh nhà hiện sinh cũng thừa nhận tất cả những quan niệm này. Văn hào Fyodor Dostoevsky (1821-81) chẳng hạn, ở nhiều phương diện rõ ràng ông là một nhà tư tưởng hiện sinh, nhưng cũng rất rõ ràng rằng giống với Kierkegaard ông không phải là người vô thần. Chủ nghĩa hiện sinh là một giáo hội rộng lớn bao gồm các nhà tư tưởng tôn giáo như Paul Tillich (1886-1965), Martin Buber (1878-1965), Karl Barth (1886-1868) và Gabriel Marchel (1889-1973), và các nhà tư tưởng vô thần như Samuel Beckett (1906-89). Đạo diễn Bernado Bertolucci (1940-) khai thác chủ đề hiện sinh trong các bộ phim của mình và nhà tâm lý học R.D. Laing xác định các điều kiện tâm trí của chứng rối loạn tâm thần và tâm thần phân liệt bằng các thuật ngữ hiện sinh. Ngẫm nghĩ lại ta sẽ thấy Shakespeare (1564-1616), nhất là Shakespeare thời chín muồi với các kiệt tác bi kịch, cũng là một nhà hiện sinh, thậm chí là một nhà hiện sinh sâu sắc. Chủ nghĩa hiện sinh, với tư cách là một phương cách quan niệm về thân phận người, đã xuất hiện đây đó từ lâu trước khi có thuật ngữ này. Ban đầu Sartre bác bỏ thuật ngữ này, ông thích dùng chữ “hữu thể học hiện tượng học” hay “triết học về sự hiện hữu”, nhưng không lâu sau đó ông chọn lấy thuật ngữ này để việc phổ biến nó trở nên dễ dàng hơn.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt