Thuật ngữ chuyên biệt

DIALEKTIKÊ (HÊ): Phép biện chứng

Từ vựng triết học Hy Lạp:

 

DIALEKTIKÊ (HÊ): Phép bin chng

[t.Pháp: la dialectique; t. Latinh: dialectica]

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
                                       

IVAN GOBRY

ĐINH HỒNG PHÚC dịch

 

 

Tính từ đã được danh từ hóa, có gốc từ động từ dialégomaï, bản thân từ này lại được kết hợp từ hai chữ: légo (nói) và dia (giới từ dùng để chỉ sự vận động). Ban đầu, phép biện chứng là sự đối thoại. Platon, người đưa thuật ngữ này vào triết học, gán cho nó nghĩa “diễn trình đi lên của tinh thần”, còn Aristote dùng nó với nghĩa lôgíc học.

Trong khi sự thanh tẩy (katharsis) làm cho quan hệ giữa linh hồn và thể xác dần dần phân ly với nhau, phép biện chứng Platon lại là một sự thao luyện theo diễn trình đi lên của nhận thức, từ cái cảm tính nhất nâng mình lên tới cái khả niệm nhất. Do đó, thế giới các Bản chất, nguyên nhân của hạnh phúc (eudaïmonia), được bộc lộ ra trong sự toàn vẹn của nó. Phép biện chứng của Aristote là một sự bàn luận để đi tới chân lý từ những khẳng định nghi vấn.

Ở Platon, sự đi lên theo lối biện chứng được gắn với các phương cách  của nhận thức. (x. psuchê). Sự đi lên này diễn ra thành bốn giai đoạn, được trình bày ở quyển VII trong tác phẩm Nền Cộng hòa (532a-534c), và đã được sửa soạn qua phần trình bày về các phương cách của nhận thức ở quyển VI (509d-511e):

épistêmê

khoa học

noêsis

Lý tính trực quan => các Nguyên tắc (các thực tại khả niệm)

 

dianoïa

Lý tính suy lý => các giả thuyết (các quan niệm)

 

doxa

thường kiến

pistis

Lòng tin => các thực tại khả giác

 

eïkasia

Phỏng đoán => các hình ảnh cảm tính

 

Các phương cách nhận thức này cho thấy có mối quan hệ cặp đôi giữa những cái tương tự nhau: cái thấy được (đối tượng của thường kiến) là hình ảnh của cái khả niệm (đối tượng của khoa học); các hình ảnh (đối tượng của sự phỏng đoán) là những sự mô phỏng về các thực tại khả giác; các quan niệm (đối tượng của dianoïa) là những sự mô phỏng về các Bản chất vĩnh hằng.

Plotin đã soạn thảo chuyên luận về Phép biện chứng (EnnéadesI, III). Phép biện chứng, không biết có chính xác không, là phương pháp để đi đến cái Tốt [hay cái Thiện] khả niệm, và đi từ vẻ đẹp cảm tính. Nghĩa này hoàn toàn mang màu sắc Platon.

Ở Aristote, phép biện chứng là một sự bàn thảo khởi từ việc truy vấn hoặc là về luận đề (thésis), hay tư tưởng nghịch lý được một nhà tư tưởng lỗi lạc phát biểu ra, hoặc là về một tiền đề (protasis) làm nên một suy luận tam đoạn có tính biện chứng (Top., 5, 10-11).

 “Carnéade nói rằng phép biện chứng không khác gì một kẻ tham lam vô độ.” (Démophile, Similitude, 105, trong Stobée, Flor. LXXXII, 13).

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt