Thuật ngữ chuyên biệt

SOPHISTÊS (ho): Biện sĩ / Nhà ngụy biện

Từ vựng triết học Hy Lạp:

 

SOPHISTÊS (HO) : Bin sĩ / Nhà ngy bin

[t. Latinh: sophistes, t. Pháp: le sophiste]

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
                                       

IVAN GOBRY

ĐINH HỒNG PHÚC dịch

 


Thuật ngữ này, có gốc từ chữ sophos (sự hiền minh), thoạt đầu dùng để chỉ người tinh thông lão luyện. Nhưng trái với chữ sự hiền minh vốn có được nghĩa ca ngợi, chữ biện sĩ/ nhà nguỵ biện đến thế kỷ V tcn lại khoác lấy một ý nghĩa xấu do sự lạm dụng của các nhà tư tưởng như: Gorgias, Protagoras, Hippias, Prodicos, Thrasymaque, Polos, Euthydème, Dionysodore.

Trước Platon, sophistês thường dùng với ý là sophos (Timon de Phlionte, Silles, I). Cho đến thế kỷ V tcn, ở Hy Lạp, nhà biện sĩ chuyên nghiệp là người rất danh giá. Anh ta là bộ phận của đời sống công cộng và cấu thành một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt của nền văn hoá bình dân. Ban đầu, anh ta là một nhà hùng biện; lui tới những thành thị có tổ chức những ngày lễ hội hành hương, và đọc trước công chúng những bài hùng biện về các chủ đề khác nhau nhất. Rồi anh ta trở thành người thầy dạy môn tu từ học và chủ trương dạy nghệ thuật dùng lời nói. Cuối cùng, vì nghệ thuật này chỉ dành riêng cho những ai muốn bảo vệ sự nghiệp, tức các trạng sư và nhất là các nhà chính trị, nhà biện sĩ trở thành bậc thầy lão luyện: nền giáo dục mà anh ta thực hiện không còn mang tính thẩm mỹ nữa mà có tính cách vị lợi: thái độ và các phương pháp để thành công trong các việc công.

Giờ đây, một diễn ngôn tuỳ thuộc vào sự thành công không còn được hướng dẫn bởi những quy luật của chân lý, mà bởi những quy luật của lợi ích. Nhà biện sĩ trở nên đồng nghĩa kẻ cơ hội chủ nghĩa [tức mang nghĩa nhà ngụy biện – ND]: chủ nghĩa tương đối về mục đích, không ngần ngại về phương tiện và giảo hoạt trong lập luận.

Platon đã công kích trực diện nhóm người này. Trong đối thoại mà ông gọi thẳng tên là le Sophistes / Những kẻ ngụy biện, khi tìm cách định nghĩa kiểu người xảo trí này, ông đưa ra một loạt nhận xét bóng bẩy và ít nhã nhặn về họ như: “nhà nguỵ biện là tay thợ săn trục lợi các thanh niên nhà giàu” (223 a, b), “Nhà nguỵ biện là kẻ biến tri thức thành món hàng để bán” (224c, 231d).

Mang tính mô phạm hơn là tranh biện, Aristote sắp xếp trong chuyên luận của ông các kiểu lập luận của các nhà nguỵ biện để bác chúng. Đây sẽ là chất liệu chất liệu cho quyển cuối cùng của bộ Organon, Sophistikoï élenchoï.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt