Thuật ngữ chuyên biệt

aïtia (hê) / αἰτία (ἡ) : nguyên nhân (Latin: causa. Hiếm hơn: aïtion (to) / αἴτιον (τό))

Từ vựng triết học Hy Lạp:

 

aïtia (hê) / αἰτία (ἡ) : nguyên nhân

Latin: causa. Hiếm hơn: aïtion (to) / αἴτιον (τό)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IVAN GOBRY

ĐINH HỒNG PHÚC dịch

 

Danh từ giống cái và tính từ giống trung đã được danh từ hóa này, trong cách dùng của các triết gia kể từ Platon, phái sinh từ tính từ aïtios (αἴτιος), nghĩa là "tác giả của". Một người tốt là tác giả của một hành vi đức hạnh, một vị tướng là tác giả của một trận thắng. Chính hạn từ này trở thành chữ étiologie trong tiếng Pháp, nghĩa là tìm kiếm hay nghiên cứu các nguyên nhân.

Theo thói quen của mình, Aristote cố gắng tìm cách định nghĩa các nguyên nhân hơn là định nghĩa nguyên nhân [nói chung]. Trong Vật lý học (II, 7, 198a), ông đưa ra bộ bốn các nguyên nhân, mà sau này các học giả thế kỷ 18 sẽ sử dụng:

- chất liệu (hylê / ὕλη) là cái từ đó sự vật xuất hiện ra; ví dụ đồng để làm pho tượng.

- hình thức (eïdos / εἶδος) là bản tính tự nhiên của chính sự vật; chẳng hạn hình thể của pho tượng.

- động cơ (kinêsan / κίνησαν) là tác giả của sự biến đổi; chẳng hạn người tạc tượng.

- mục đích (to hou hénéka / τὸ οὗ ἕνεκα) là lý do tại sao sự biến đổi này được diễn ra; chẳng hạn lý do khiến người tạc tượng đi đến chỗ làm ra pho tượng.

Trong Siêu hình học, Aristote tiếp tục bàn luận thêm về aïtia ở phần đánh giá của mình về lịch sử vấn đề này (A, 3), rồi tiếp đó đưa ra một lưu ý trong phần từ vựng triết học (Δ, 2), cuối cùng trong quyển VIII bàn về chất liệu (H, 4). Alexandre thành Aphrodise dùng lại cách trình bày này trong chuyên luận của mình Bàn về số mệnh (III).

Ý niệm về nguyên nhân đầu tiên (aïtia prôtê / αἰτία πρωτή) giữ một vị trí quan trọng ở các triết gia Hy Lạp. Người ta lẫn lộn nó với ý niệm về nguyên tắc (archê / ἀρχή), nhưng xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì thế, trong Phédon (97c), Socrate hi vọng mình sẽ tìm ra được "nguyên nhân của mọi sự" (aïtion pantôn / αἴτιον πάντων). Trong Timée (29a), Platon nhận định rằng thế giới, cái đẹp nhất trong mọi sự vật, cần phải có một tác giả hoàn hảo nhất của mọi nguyên nhân (ariston tôn aïtiôn / ἄριστων τῶν αἴτιον). Do đó, ông phân biệt hai loại nguyên nhân: loại nguyên nhân, qua hoạt động của trí tuệ, tạo ra cái tốt đẹp; và loại nguyên nhân, bị tước mất lý tính, tác hoạt một cách ngẫu nhiên (48a).

Tương tự, Aristote nhận thấy để giải thích tập hợp nguyên nhân thứ hai, các triết gia sẽ phải truy đến nguyên nhân tác thành đầu tiên, mà ông gọi là đệ nhất Động cơ (Phys., II, 3, 195b); nguyên nhân này, hợp làm một với Trí tuệ và cái Thiện, và đồng thời cũng là nguyên nhân mục mục đích tối hậu. Qua danh hiệu nước đôi này, Thượng đế là đệ nhất Nguyên tắc (Met., Δ 6-7, 1071b-1072b).

Plotin tiếp nối Aristote phần nào khi ông khẳng định rằng mọi thứ xảy ra bởi các nguyên nhân và các nguyên nhân tự nhiên; và rằng trật tự này và lý do này được mở rộng đến những chi tiết nhỏ nhất (IV, III, 16), nhưng ông khác với Aristote trong phân loại các nguyên nhân: trước hết cần phải phân biệt nguyên nhân của các thực thể với nguyên nhân của các sự kiện. Đối với loại nguyên nhân thứ nhất, có hai loại thực thể: những cái không có nguyên nhân, vì chúng là hữu thể vĩnh hằng, và những cái có nguyên nhân của chúng trong các hữu thể vĩnh hằng này (III, I, 1). Đối với các sự kiện, chúng có hai loại: những cái được tạo ra ở bên ngoài ta, bởi những nguyên nhân nằm ngoài ý muốn của ta, và do đó là bộ phận của trật tự tự nhiên, và những cái từ bên trong ta (III, I, 10).

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt