Thuật ngữ chuyên biệt

anankê (hê) / ἀνάγκη ἡ : tất yếu. Pháp: la nécessité. Latin: necessitas.

Từ vựng triết học Hy Lạp:

 

anankê (hê) / ἀνάγκη ἡ : tất yếu.

Pháp: la nécessité. Latin: necessitas.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IVAN GOBRY

ĐINH HỒNG PHÚC dịch

 

Nghĩa nguyên thủy: "mệnh lệnh không thể lay chuyển của thần linh" (Empédocle, mảnh văn 125 và 126).

Sau đó được sử dụng theo nghĩa triết học (Platon, Aristote, Épicure, các nhà Khắc kỷ).

Airstote dành một chú thích cho chữ anankê trong từ vựng triết học của mình, (Met., Δ, 5) dưới hình thức tính từ giống trung anankaion / ἀναγκαῖον : cái tất yếu. Và ông cung cấp cho nó năm nghĩa:

- Điều kiện (sunaïtion / συναίτιον). Ví dụ: thực phẩm cho người đang sống, tức là cái mà người đang sống không thể thiếu được nếu anh ta muốn tồn tại.

- sức mạnh cưỡng buộc (bia / βία)

- không thể nào khác được dù sự thể có như thế nào: đó là mẹ của những cái tất yếu.

- tính tất yếu logic, được rút ra từ quá trình chứng minh; đó là apodeixis / ἀπόδειξις

- tính tất yếu siêu hình học. Aristote gọi là cái đơn giản (to haploun / tó ἁπλοῦν.

Thực vậy, đấy là sự kiện của các hữu thể vĩnh hằng và "bất động" (nghĩa là không chuyển dịch). Mặt khác ta còn nhận thấy tính tất yếu này trong sự đối lập giữa tồn tại tất yếu, luôn giống nhau, với tồn tại theo ngẫu nhiên, theo dòng biến dịch (Meta., E, 2). Vì thế, để nhận thấy sự hiện hữu của đệ nhất Động cơ, mọi thứ được dịch chuyển bởi một thứ khác với chính nó; hay, từ chỗ được dịch chuyển sang động cơ (từ tác động tới nguyên nhân), ta chỉ có thể truy ngược lại một cách vô hạn; "do đó tất yếu phải được dừng lại". Đấy chính là ý của cụm từ nổi tiếng ananké histasthai / ἀνάγκη ἵστασθαι(Phys. VIII, 5).

Theo thói quen của mình, Platon không đưa ra bản thuyết minh biện chứng về hạn từ này. Ông sử dụng nó theo những nghĩa khác nhau nhất: số mệnh, đối với một loại linh hồn (Phédon, 86); xu hướng giữa các loại tình dục (Rep. V, 458d), sự cưỡng ép chính trị (Rep. V, 519e); thuyết tất định vũ trụ (Phédon, 97e, Pol. 269d; Timée, 46a); tất yếu siêu hình học (Phédon, 76d-e, Phèdre, 246a; Timée, 42a). Aristote phân biệt tính tất yếu toán học (tổng các góc của hình tam giác bằng 2 đường thẳng), thuộc trật tự lý tính, với tính tất yếu vật lý học, thuộc trật tự cảm tính (Phys. II, 9).

Các nhà Khắc kỷ sử dụng nhiều ý niệm anankê, vì trong hệ thống của họ, mọi thứ đều có tính tất yếu, nó vừa là tính tất yếu siêu hình học vừa là tính tất yếu vũ trụ học, vì Thượng đế cũng đồng thời là thế giới nên tính tất yếu của sự hiện hữu của ngài thuộc cả hai loại này. "Mọi sự xảy ra, Marc Aurèle viết, đều là tất yếu (II, 3)". Trí tuệ vũ trụ chỉ đưa ra quyết định một lần duy nhất, mọi thứ từ đó sinh ra như một lẽ tự nhiên (V, 10; VI, 9; VIII, 5; IX, 28). Nhà hiền triết là "con người đức hạnh sống phục tùng lẽ tất yếu." (Épictète, Manuel, LIII, 2)

Épicure đã xây dựng hình tượng nhà hiền triết trên cơ sở sự phân biệt các khoái lạc: có những khoái lạc vừa tự nhiên lại vừa tất yếu, có những khoái lạc tự nhiên nhưng không tất yếu, có những khoái lạc rốt cuộc chẳng tự nhiên cũng chẳng tất yếu (Maximes, 29).

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt