Thuật ngữ chuyên biệt

Triết học (Hy Lạp: φιλοσοφία; Latinh: philosophia; Pháp: la philosophie)

 

Từ vựng triết học Hy Lạp:

 

Triết học / φιλοσοφία;

Latinh: philosophia; Pháp: la philosophie

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IVAN GOBRY

ĐINH HỒNG PHÚC dịch

 

Yêu mến sự minh triết.

Người nghĩ ra từ triết học, Diogène Laerce cho ta biết, là Pythagore. Ông xét thấy rằng không ai có thể tự cho mình là hiền minh cả, và sự minh triết là đặc quyền của thần linh. Vì thế, ông thích gọi mình là triết gia (philosophe), nghĩa là “kẻ yêu mến sự minh triết” (Intr. 12; Lactance, Institutions divines, III, 2; Cicéron, Tusc., v, 8-9; St Augustine, Cité de Dieu, VIII, 2). Nghịch lý thay, sự khiêm cung này làm cho triết gia được coi là một nhà hiền triết (sage); Ion de Chios ca ngợi rằng Pythagore đã vượt qua tất cả những người khác bằng sự minh triết của mình (D.L. I, 120).

Đối với Plato, triết gia là “người thích chiêm ngắm chân lý” (Rep., V, 475e), và nhờ sự yêu mến này mà người đó có năng lực vươn tới Tồn tại bất biến (Rep.,VI 484b). Vì thế, anh ta sở đắc được toàn bộ sự hiểu biết về sự việc của thần linh và của con người (Rep., VI, 486a, 490a-b). Nhưng để thực hành triết học, ta phải chết ở thế giới khả giác (Phédon, 64c-67e). Đối với học thuyết duy trí và thần bí này, tác phẩm Nền Cộng hòa bổ sung thêm một học thuyết chính trị: triết gia là người duy nhất có thể phù hợp với công việc điều hành Nhà nước; vì chỉ có triết gia do chiêm ngắm được các Bản chất vĩnh hằng nên mới có thể đưa các đô thị thế tục vào trong khuôn khổ của Ý niệm Công chính (VI, 501b-c).

Aristote đề ra một ý niệm gần giống như thế: triết học là “khoa học về chân lý” (Met., α, 1, 953b). Nhưng đối tượng của khoa học này không phải là thực tại siêu việt của các Bản chất. Aristote không thừa nhận thực tại này. Đối với ông, chân lý ở bên trong trí tuệ của con người. Tuy nhiên, vì triết học nhằm đạt tới khoa học, tức một cái gì đó thuộc thần linh, nên nó là hoạt động đáng mong muốn nhất trong tất cả các hoạt động (Met., A, 2, 983a). Aristote đã viết một chuyên luận Bàn về triết học (Péri philosophias) gồm ba quyển, hiện nay chỉ còn lại 32 đoạn văn.

 

Đinh Hồng Phúc dịch từ Từ vựng triết học Hy Lạp của Ivan Gobry

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt