Thuyết Duy tâm Đức

Bách khoa thư các khoa học triết học: Dẫn nhập

BÁCH KHOA THƯ CÁC KHOA HỌC TRIẾT HỌC

MỤC LỤC

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DẪN NHẬP

 

G.W.F. HEGEL (1770-1831)

BÙI VĂN NAM SƠN dịch và chú giải

 


G.W.F. Hegel. Bách khoa thư các khoa học triết học 1: Khoa học lôgíc (Logik der Enzyklopädie). Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải. Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008, tr. 11-33. | Phiên bản đăng trên triethoc.edu.vn đã được dịch giả Bùi Văn Nam Sơn cho phép.


 

 

§1

Triết học thiếu cái thuận lợi mà các ngành khoa học khác được hưởng đó là nó không thể tiền-giả định những đối tượng của mình như là được mang lại một cách trực tiếp bằng [sự hình dung bằng] biểu tượng(a). | Cũng thế, đối với sự bắt đầu và tiến lên của nó, nó không thể tiền-giả định phương pháp nhận thức như là cái gì đã được chấp nhận. Đúng là thoạt đầu, triết học có chung những đối tượng cùng với tôn giáo. Cả hai đều có đối tượng là chân lý trong ý nghĩa cao nhất của từ này, nghĩa là: Thượng đếchỉ duy Thượng đế mới là chân lý. Sau đó, cả hai cũng bàn về lĩnh vực của cái hữu hạn, về giới tự nhiêntinh thần con người, về mối quan hệ giữa chúng với nhau và với Thượng đế như là với chân lý của chúng. Vì thế, lẽ tất nhiên, triết học có thể tiền-giả định một sự quen thuộc(b) với các đối tượng của mình, vâng, nó phải tiền-giả định điều này cũng như phải tiền-giả định một sự quan tâm đến các đối tượng ấy. | Sở dĩ như thế là vì theo trình tự thời gian, ý thức tạo ra những biểu tượng về những đối tượng trước khi tạo ra những khái niệm về chúng; và vì tinh thần tư duy(c) chỉ tiến lên được sự nhận thức và thấu hiểu bằng tư duy(d) bằng cách kinh qua sự hình dung bằng biểu tượng, rồi quay lưng lại với sự hình dung này[1].

Nhưng, nơi sự xem xét bằng tư duy, ta sẽ sớm nhận ra rằng sự xem xét ấy bao hàm đòi hỏi phải chỉ ra tính tất yếu của nội dung của nó, cũng như không chỉ phải chứng minh sự tồn tại mà cả những sự quy định của những đối tượng của nó. Bất kỳ sự quen thuộc nào với những đối tượng này đều tỏ ra là không đầy đủ, và việc khẳng định giá trị hiệu lực cho các tiền-giả định lẫn các cam kết là điều không được phép làm. Sự khó khăn của việc tạo nên một sự bắt đầu(a) lập tức nảy sinh, bởi một sự bắt đầu – như là một cái gì trực tiếp – lại tạo nên một tiền-giả định, hay đúng hơn, bản thân là một tiền-giả định như thế.

 

§2

Trước hết, triết học có thể được định nghĩa một cách khái quát như là một sự xem xét bằng tư duy(b) về những đối tượng. Nếu đúng rằng (và quả đúng như thế) con người khác với con vật là ở tư duy, thì tất cả những gì mang tính người sở dĩ và chỉ có thể mang tính người là do được tư duy tác động. Song, vì lẽ triết học là một phương thức đặc thù của tư duy, [tức] một phương cách qua đó tư duy trở thành nhận thức và trở thành nhận thức thấu hiểu bằng khái niệm(c), nên tư duy của triết học cũng có một chỗ khác biệt với tư duy đang hoạt động trong tất cả những gì mang tính người và làm cho những gì mang tính người thực sự là tính người, cho dù tư duy này cũng đồng nhất với tư duy kia, vì, về mặt tự mình(d), chỉ có Một tư duy. Sự dị biệt này gắn liền với sự kiện rằng nội dung mang tính người của ý thức - dựa trên tư duy - thoạt tiên không xuất hiện ra ngay lập tức trong hình thức của tư tưởng mà như là tình cảm, trực quan, biểu tượng, tức những hình thức(a) cần phải được phân biệt với bản thân tư duy xét như là hình thức(b).

Có một định kiến xa xưa, một câu nói đã trở thành sáo ngữ rằng con người khác với con vật là do tư duy; câu này quả là một sáo ngữ tầm thường, nhưng lại tỏ ra đáng chú ý khi ta có nhu cầu phải gợi lại niềm tin cổ xưa này. Nhu cầu ấy có thật khi xét đến định kiến hiện nay khi người ta tách rời tình cảmtư duy, làm cho chúng trở thành đối lập, thậm chí thù địch nhau đến nỗi cho rằng tình cảm - nhất là tình cảm tôn giáo - bị tư duy làm cho ô nhiễm, đồi bại hay thậm chí hoàn toàn bị phá hủy; và rằng tôn giáo cũng như tín ngưỡng không có gốc rễ và không chỗ đứng ở trong tư duy[2]. Khi tách rời như thế, người ta quên rằng chỉ có con người là có năng lực tôn giáo, còn con vật không có tôn giáo và càng không có pháp quyền và luân lý gì cả.

Khi khẳng định một sự tách rời tôn giáo với tư duy, người ta thường nghĩ tới [loại] tư duy có thể được gọi là sự suy niệm – tức [loại] tư duy phản tư lấy những tư tưởng – xét như là tư tưởng – làm nội dung của mình và có ý thức về chúng. Vì lẽ không biết và không lưu ý đến sự phân biệt về tư duy được triết học xác định một cách rạch ròi, nên đã nảy sinh ra những hình dung và trách cứ thô thiển nhất chống lại triết học. [Họ không biết rằng] tôn giáo, pháp quyền và đời sống đạo đức [xã hội] chỉ thuộc về con người mà thôi, và sở dĩ chỉ như thế là do con người là thực thể tư duy. | Chính vì thế, tư duy, trong nghĩa rộng của nó, tuyệt nhiên không phải là không hoạt động tích cực trong các lĩnh vực ấy, dù là ở cấp độ của tình cảm và lòng tin hay của biểu tượng; hoạt động và những sự tác tạo của tư duy đều hiện diện và được bao hàm ở trong chúng. Chỉ có điều: có những tình cảm và biểu tượng được tư duy quy địnhthấm nhuần là một chuyện, còn có những tư tưởng về chúng lại là một chuyện khác. Những tư tưởng về các phương thức trên đây của ý thức – được sản sinh bởi sự suy niệm – là những gì được gọi là sự phản tư, sự lập luận và cả triết học nữa.

Chính bối cảnh ấy đã thường làm nảy sinh sự ngộ nhận rằng sự suy niệm như thế là điều kiện hay thậm chí là con đường duy nhất để ta có thể đi đến sự hình dung và sự xác tín về cái Vĩnh hằng và cái Đúng thật. Chẳng hạn, các luận cứ siêu hình học (nay đã lỗi thời) để chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế đều được xem như thế, làm như thể việc hiểu biết và xác tín về chúng là điều kiện thiết yếu và duy nhất khiến ta tin và xác tín về sự hiện hữu của Thượng đế. Các khẳng định như thế không khác gì bảo rằng ta không thể ăn trước khi có kiến thức về những đặc tính hóa học, thực vật học hay động vật học về thực phẩm, và ta phải dời việc tiêu hóa lại cho tới khi ta học xong các môn cơ thể học và sinh lý học! Nếu quả đúng như thế, ắt các môn khoa học này, trong lĩnh vực của chúng, cũng như triết học, trong lĩnh vực của mình, có sự hữu ích rất lớn; vâng, thậm chí sự hữu ích của chúng còn được tăng lên thành sự cần thiết tuyệt đối và phổ biến, song, trong thực tế, tất cả chúng – thay vì cần thiết không thể thiếu – ắt đã không thể tồn tại! [vì con người đã chết đói hết cả].

 

§3

Bất kể thuộc loại gì, nội dung(a) lấp đầy ý thức của ta là những gì tạo nên tính quy định(b)[3] của những tình cảm, trực quan, hình ảnh, biểu tượng, mục đích, nghĩa vụ v.v… và của những tư tưởng và khái niệm của ta. | Như thế, trong chừng mực đó, tình cảm, trực quan, hình ảnh v.v… đều là những hình thức của nội dung này, và nội dung ấy vẫn chỉ là một và là chính nó cho dù nó được cảm nhận, được trực quan, được hình dung, được mong muốn hoặc cho dù nó chỉ được cảm nhận hay được cảm nhận, được trực quan pha trộn với những tư tưởng v.v… hoặc hoàn toàn được suy tưởng [bằng khái niệm] một cách không bị pha trộn [với bất cứ cái gì khác][4]. Trong bất kỳ cái nào của các hình thức này hay trong sự pha trộn của nhiều hình thức thì nội dung vẫn là đối tượng của ý thức. Nhưng, trong tính đối tượng này, những sự quy định của các hình thức ấy cũng chuyển hóa thành nội dung, khiến cho mỗi một hình thức có vẻ như làm nảy sinh một đối tượng đặc thù, và, cái vốn là Một về mặt tự-mình lại có thể tỏ ra như là một nội dung khác.

Vì lẽ những sự quy định của tình cảm, trực quan, ham muốn, ý chí v.v… được gọi chung là những biểu tượng, trong chừng mực chúng ta biết đến chúng, nên có thể nói một cách khái quát rằng triết học đặt những tư tưởngphạm trù, – hay, chính xác hơn, đặt những khái niệm – thay chỗ cho những biểu tượng [những hình dung của ta thành hình ảnh]. [Vì thế], có thể xem những biểu tượng nói chung như là những ẩn dụ(a) cho tư tưởng và khái niệm[5]. Thế nhưng, khi ta có những biểu tượng thì ta chưa biết đến ý nghĩa của chúng đối với tư duy, chưa biết đến những tư tưởng và khái niệm về chúng. Ngược lại, có những tư tưởng và khái niệm là một chuyện, còn biết những biểu tượng, trực quan và tình cảm nào tương ứng với chúng lại là một chuyện khác. Một phương diện của những gì được gọi là tính khó hiểu của triết học liên quan đến điều vừa nói. Khó khăn một phần nằm ở chỗ không có năng lực tư duy trừu tượng (thực ra chỉ là do không có thói quen), nghĩa là không có năng lực nắm chắc những tư tưởng thuần túy và vận động ở trong chúng. Trong ý thức thông thường của ta, những tư tưởng thường bị tác động và kết hợp với chất liệu khả giác lẫn tinh thần; và trong sự suy niệm, phản tư và lập luận, ta lại pha trộn những tình cảm, trực quan, biểu tượng với tư tưởng (trong bất kỳ một câu nói nào có nội dung hoàn toàn cảm tính, chẳng hạn: “chiếc lá này màu xanh” thì đã có pha trộn các phạm trù: tồn tại, tính cá biệt). Làm cho bản thân những tư tưởng trở thành đối tượng một cách không bị pha trộn với bất kỳ cái gì khác là một công việc hoàn toàn khác. - Phương diện khác của tính khó hiểu của triết học là sự thiếu kiên nhẫn, mong muốn có ngay trong phương thức hình dung bằng biểu tượng những gì ở trong ý thức của ta với tư cách là tư tưởng và khái niệm. Có một câu nói rằng khi ta đã nắm bắt được một khái niệm, ta vẫn không biết phải suy nghĩ gì với nó. | Nhưng, không có gì được suy nghĩ với một khái niệm cả ngoại trừ bản thân khái niệm! Ý thức của câu nói ấy chính là lòng khao khát một biểu tượng đã được biết, đã quen thuộc; ý thức cảm thấy mình như thể bị hụt chân khi không còn được ở trong phương thức biểu tượng, là nơi nó có chỗ đứng vững chắc và thân thuộc. Cho nên, khi thấy mình bị đặt vào trong vương quốc thuần túy của khái niệm, nó không biết nó đang ở đâu trong thế giới! Đó là lý do khiến cho những nhà văn, nhà truyền giáo, nhà diễn thuyết v.v… – nói với độc giả hay thính giả của mình những điều họ vốn đã nhập tâm, đã quen thuộc và “tự chúng đã sáng tỏ” – chính là những người dễ hiểu nhất.

 

§4

Trong quan hệ với ý thức thông thường của chúng ta, triết học trước hết phải cho thấy hay thậm chí phải đánh thức nhu cầu về phương thức nhận thức đặc thù, riêng biệt. Còn trong quan hệ với những đối tượng của tôn giáo, với chân lý nói chung, triết học phải chứng minh rằng ta có năng lực để tự mình đạt tới được việc nhận thức về chúng; và, sau cùng, trong quan hệ với bất kỳ tính khác biệt nào nảy sinh giữa những biểu tượng tôn giáo và những quy định của triết học, triết học phải biện minh cho những quy định khác biệt này của mình.

 

§5

Để đạt được một sự thỏa thuận tạm thời về sự phân biệt đã nêu ở trên và về sự nhìn nhận gắn liền với sự phân biệt ấy, tức thỏa thuận rằng nội dung đích thực của ý thức chúng ta vẫn được bảo lưu khi nó được “phiên dịch” sang hình thức của tư tưởng và khái niệm, thậm chí, chỉ có như thế mới được đặt vào trong ánh sáng đúng đắn, ta có thể thoải mái nhớ đến một định kiến khác, cũng cũ xưa không kém, đó là: để trải nghiệm được cái gì là đúng thật nơi những đối tượng và sự kiện, cũng như nơi những tình cảm, trực quan, tư kiến, biểu tượng v.v…, cần phải có sự suy niệm. Sự suy niệm có thể làm công việc tối thiểu là biến đổi(a) những tình cảm, biểu tượng v.v… thành những tư tưởng.

Nhưng vì lẽ triết học yêu sách rằng chính tư duyhình thức riêng có trong công việc của nó, trong khi đó, bất kỳ con người nào – do bản tính tự nhiên của mình – đều có thể tư duy được cả, nên khả năng trừu tượng này vứt bỏ sự phân biệt đã nêu ở mục §3 trên đây và làm nảy sinh điều hoàn toàn ngược lại với sự phàn nàn đã nói về tính khó hiểu của triết học. Môn khoa học [triết học] này thường bị khinh rẻ bởi những người nhầm tưởng rằng – dù họ không hề có chút nỗ lực nào để nắm vững triết học – họ đã hiểu triết học một cách hoàn toàn tự phát(a), và rằng họ có thể làm triết học và phán đoán về triết học mà chỉ cần dựa vào những gì họ đã được học ở cấp độ phổ thông, nhất là từ các tình cảm tôn giáo của họ. Đối với các ngành khoa học khác, người ta thừa nhận rằng cần phải học chúng mới có thể biết về chúng, và người ta chỉ có thẩm quyền phán đoán về chúng khi đã có kiến thức thuần thục. Người ta thú nhận rằng để đóng một đôi giày, người ta phải học và tập luyện, dù ai ai cũng có sẵn ni tấc nơi bàn chân của mình và có đôi tay đủ khéo léo tự nhiên để làm việc đó. Chỉ có bản thân việc làm triết học là không cần đến học hành và nỗ lực gì hết! – Ý kiến thoải mái này càng nhận được sự xác nhận thông qua học thuyết về cái biết trực tiếp, [tức] cái biết bằng trực quan[6].

 

§6

Ở phía khác, cũng quan trọng không kém, là cho rằng triết học là dễ hiểu, vì nội dung của nó không gì khác hơn là nội dung cơ bản(b) được tạo ra một cách nguyên thủy và tự tạo ra chính mình ở trong lĩnh vực của tinh thần sống động, tức nội dung được biến thành thế giới, thế giới bên trong và thế giới bên ngoài của ý thức; hay nói cách khác, nội dung của triết học là hiện thực(a). Ý thức đầu tiên [sát cận nhất] về nội dung này được ta gọi là kinh nghiệm(b). Bên trong vương quốc rộng rãi của cái đang tồn tại ở bên trong và ở bên ngoài này, một sự xem xét sáng suốt về thế giới vốn đã phân biệt cái gì chỉ là hiện tượng(c) nhất thời và không quan trọng với cái gì đích thực và xứng đáng được mang danh là hiện thực. Vì lẽ triết học chỉ phân biệt về hình thức với các phương cách có ý thức khác về cùng một nội dung cơ bản này, nên sự trùng hợp, nhất trí của nó với hiện thực và kinh nghiệm là cần thiết. Thật thế, sự trùng hợp, nhất trí này ít ra có thể được xem như là hòn đá thử bên ngoài về chân lý của một nền triết học, cũng như ta phải xem mục đích tối cao và tối hậu của khoa học là mang lại sự hòa giải giữa lý tính tự giác [có-ý thức-về-chính mình] với lý tính đang [ở trong môi trường của sự] tồn tại(d), tức, với hiện thực nhờ vào sự nhận thức về sự trùng hợp, nhất trí này.

Trong Lời tựa của quyển Triết học pháp quyền của tôi[7], có hai câu sau đây:

Cái gì hợp lý tính thì hiện thực

và cái gì là hiện thực thì hợp-lý tính

Hai câu nói đơn giản này đã gây nên sự sửng sốt và thù địch nơi nhiều người, kể cả nơi những người không sẵn sàng từ bỏ [quyền] chiếm hữu triết học và tất nhiên, cả tôn giáo nữa. Trong bối cảnh này, ta không cần bàn về tôn giáo, bởi các học thuyết của tôn giáo về sự ngự trị của Thượng đế đối với thế gian đã diễn đạt hai câu nói trên một cách quá dứt khoát. Nhưng, về ý nghĩa triết học của chúng thì ta cần phải tiền-giả định rằng người đọc có đủ trình độ văn hóa để biết rằng không chỉ có Thượng đế mới là hiện thực – rằng Người là cái gì hiện thực nhất, rằng chỉ có Người là hiện thực một cách đích thực – mà nói chung (xét về phương diện hình thức), tất cả những gì đang tồn tại đều có một phần là hiện tượng và chỉ có một phần là hiện thực. Trong đời sống thông thường, ta có thể gọi bất kỳ một ý kiến bất chợt nào, một sai lầm, một cái xấu hay những thứ tương tự như thế là “hiện thực”, cũng như cho là “hiện thực” mọi sự hiện hữu dù là héo úa và phù du đến mấy. Nhưng, ngay trong cảm nhận thông thường của ta, một sự hiện hữu bất tất quả không xứng đáng để được gọi là cái gì hiện thực trong ý nghĩa mạnh mẽ của từ này: cái gì hiện hữu một cách bất tất thì không có giá trị gì lớn hơn so với cái gì có thể có; đó là một sự hiện hữu mà (dù đang tồn tại) cũng có thể không [cần phải] tồn tại. Nhưng, khi tôi nói về hiện thực, tất nhiên, mọi người nên nghĩ đến ý nghĩa được tôi dùng về từ này, lưu ý rằng tôi cũng đã bàn về hiện thực trong bộ Khoa học Lôgíc cặn kẽ hơn nhiều và tôi đã phân biệt nó một cách chính xác không chỉ với những gì bất tất – là cái vẫn có sự hiện hữu – mà còn với sự tồn tại-hiện có(a), sự hiện hữu [nói chung](b) và với các sự quy định khác nữa*.

Quan niệm cho rằng những Ý niệm, những lý tưởng không gì khác hơn là những ảo ảnh và, vì thế, triết học là một hệ thống gồm những sản phẩm hoang đường của đầu óc đối lập trực diện với hiện thực của cái gì hợp lý tính; ngược lại, quan niệm cho rằng những Ý niệm và lý tưởng là những gì quá siêu tuyệt để có thể mang tính hiện thực hay tương đương với những gì quá bất lực để có thể có được hiện thực thì đều chống lại hiện thực đúng nghĩa. Sự tách rời hiện thực ra khỏi Ý niệm là việc làm đặc biệt được yêu thích của giác tính vốn xem những giấc mơ của mình (tức những sự trừu tượng) như là cái gì đích thực và huênh hoang về cái Phải là(a) mà nó thích áp đặt, nhất là trong lĩnh vực chính trị - làm như thể thế giới đã phải chờ có nó mới có thể biết được mình phải là gì! Thử hỏi, nếu giả thử thế giới quả là “cái Phải là” ấy thì sự thông thái rởm về “cái Phải là” ấy sẽ ở đâu? Khi giác tính quay sang chống những đối tượng, những định chế, những trạng thái tầm thường, ngoại tại và có thể bị tiêu vong bằng cái “Phải là” của mình – những đối tượng có thể có một tầm quan trọng tương đối trong một thời gian nào đó và cho một phạm vi nào đó – nó có thể hoàn toàn có lý, nhưng ngay trong các trường hợp ấy, nó cũng có thể bắt gặp rất nhiều thứ không tương ứng với những quy định đúng đắn, phổ biến. | Ai lại không đủ khôn ngoan để có thể nhìn thấy chung quanh mình vô số những điều, trong thực tế, không “là” như chúng “phải là”? Nhưng, sự khôn ngoan này đã sai lầm khi nó có ảo tưởng rằng, khi làm việc với những đối tượng thuộc loại ấy và với cái “Phải là” của chúng, nó đang làm việc bên trong những điều quan tâm [đích thực] của khoa học triết học. Triết học chỉ làm việc với Ý niệm mà thôi: Ý niệm không quá bất lực để chỉ đơn thuần là “cái Phải là” chứ không phải là hiện thực, và do đó, để chỉ làm việc với một hiện thực mà với nó, mọi đối tượng, thiết chế, trạng thái v.v… chỉ là lớp vỏ ngoài hời hợt.

 

§7

Nói chung, tư duy suy niệm (b) thoạt đầu bao hàm nguyên tắc của triết học (tức theo nghĩa của sự bắt đầu), và (từ thời Cải cách của Luther), nó đạt tới sự hưng thịnh trong tính độc lập tự chủ của mình, khiến cho tên gọi triết học được mang lại một ý nghĩa rộng rãi hơn nhiều. | Sở dĩ như thế vì ngay từ đầu, tư duy suy niệm của ta đã không chịu khép mình trong phương thức đơn thuần trừu tượng như nó đã từng làm như thế trong các buổi đầu của triết học nơi các triết gia cổ Hy Lạp, trái lại, nó đã đồng thời tự khép mình vào trong chất liệu tưởng như vô hạn độ của thế giới hiện tượng. | Từ đó, tên gọi “triết học” được gán cho mọi thứ tri thức làm việc với sự nhận thức về Hạn độ cố định(a) và với cái gì là phổ biến trong biển cả của những dữ liệu thường nghiệm cá biệt và với cái gì là tất yếu, với những quy luật trong mớ hỗn độn của khối lượng vô tận những gì là bất tất. | Kết quả là: “triết học” đồng thời đã nắm lấy nội dung của mình từ sự trực quan và tri giác của riêng mình về cái bên ngoài và cái bên trong, từ sự hiện diện của giới Tự nhiên cũng như từ sự hiện diện của tinh thần và từ đáy lòng của con người.

Nguyên tắc của kinh nghiệm chứa đựng sự quy định cực kỳ quan trọng, đó là: để cho một nội dung được chấp nhận và được xem là đúng thật, bản thân con người phải đích thân có mặt cùng với nó; nói chính xác hơn, con người phải thấy nội dung ấy là một và là thống nhất với sự xác tín về chính mình. Bản thân con người phải tham gia vào với nó, hoặc chỉ với các giác quan bên ngoài của mình, hoặc với tinh thần sâu hơn, cũng như với Tự-ý thức cơ bản của mình. Đó cũng chính là nguyên tắc ngày nay được gọi là lòng tin, là cái biết trực tiếp, là sự khải thị ở trong [thế giới] bên ngoài, và trên hết là ở trong [thế giới] bên trong của riêng ta. Ta gọi các ngành khoa học được mang tên “triết học” là các khoa học thường nghiệm bởi vì điểm xuất phát của chúng. Nhưng, mục đích và kết quả cơ bản của chúng lại là những quy luật, những nguyên tắc phổ biến, là một lý thuyết, nghĩa là, những tư tưởng về cái đang tồn tại. Vì thế, vật lý học của Newton được gọi là triết học về Tự nhiên, trong khi Hugo Grotius, chẳng hạn, đã lập nên một lý thuyết có thể được gọi là triết học về luật quốc tế[8] vì đã phân loại các cách hành xử của các dân tộc đối với nhau và đã đề ra các nguyên tắc phổ biến dựa trên cơ sở lập luận thông thường. – Tên gọi “triết học” vẫn mang sự quy định này một cách phổ biến nơi người Anh, và Newton vẫn tiếp tục được tôn vinh như là triết gia vĩ đại nhất. | Thậm chí, trong danh mục [chào hàng] của các nhà sản xuất dụng cụ, những dụng cụ nào - chẳng hạn như nhiệt kế, phong vũ biểu v.v… không được xếp vào loại máy móc điện hay từ - thì đều được gọi là những “dụng cụ triết học”! Tất nhiên, chỉ có tư duy mới đáng được gọi là dụng cụ của triết học chứ không phải một hỗn hợp nào đó giữa gỗ và sắt v.v…!*

Đặc biệt, môn khoa học ra đời gần đây nhất của chúng ta là môn kinh tế chính trị học cũng được gọi là triết học – tức môn học mà ta thường quen gọi là môn kinh tế chính trị học thuần lý hay trí tuệ**.

§8

Nhận thức này tuy có thể hài lòng, thỏa mãn trong lĩnh vực riêng của nó, nhưng, trước hết, còn có một phạm vi khác, gồm các đối tượng không được bao hàm trong lĩnh vực này: Tự do, Tinh thần, Thượng đế. Sở dĩ ta không thể tìm thấy các đối tượng này trong miếng đất nói trên không phải là vì chúng không thuộc về kinh nghiệm: đúng là chúng không được trải nghiệm bằng các giác quan, nhưng bất kỳ những gì có ở trong ý thức thì đều được trải nghiệm cả; điều này thậm chí chỉ là một mệnh đề lặp thừa mà thôi. Lý do chính là ở chỗ các đối tượng này lập tức thể hiện ra như là vô hạn, xét về mặt nội dung của chúng.

Có một câu nói cổ xưa thường được gán (một cách sai lầm) cho Aristoteles – như thể nó nói lên quan điểm của triết học của ông, đó là: “Nihil est in intellectu, quod non fuerit in sensu”[9] [latinh: không có gì ở trong tư duy mà trước đó không ở trong kinh nghiệm của giác quan]. Nếu triết học tư biện từ chối thừa nhận nguyên tắc này thì đó chỉ có thể là một sự ngộ nhận. Nhưng, ngược lại, triết học [tư biện] lại cũng đồng thời khẳng định: “Nihil est in sensu, quod non fuerit in intellectu” [latinh: không có gì ở trong giác quan mà trước đó không ở trong tư duy], theo nghĩa hoàn toàn khái quát rằng chính nous [Hy Lạp: Tinh thần], và trong nghĩa sâu sắc hơn, chính Tinh thần(a) mới là nguyên nhân của thế giới, và theo nghĩa chính xác hơn nữa (xem §2), các tình cảm liên quan đến pháp quyền, đạo đức, tôn giáo đều là một tình cảm - và, do đó, là một kinh nghiệm - về loại nội dung có nguồn gốc và trú sở chỉ ở trong tư duy mà thôi.

 

§9

Thứ hai, lý tính chủ quan còn cần có một sự thỏa mãn thêm nữa về mặt hình thức; hình thức này là tính tất yếu nói chung (xem §1). Trong loại khoa học đã kể ở trên [xem §7], cái phổ biến (loài, v.v…) – được chứa đựng trong đó – không được quy định bởi chính nó(b) và cũng không được nối kết bởi chính nó(c) với cái đặc thù, trái lại, cái phổ biến và cái đặc thù đều là ngoại tại đối với nhau và đều là bất tất, cũng như những cái đặc thù – được nối kết – đều ngoại tại đối với nhau và đều là bất tất. Thật thế, những cái khởi đầu ấy đều là những cái trực tiếp, những cái được tìm thấy, hay những cái được tiền-giả định. Trong cả hai phương diện, đều thiếu hình thức của sự tất yếu. Sự suy niệm, trong chừng mực nhằm thỏa ứng yêu cầu này, chính là tư duy triết học đích thực, chính là tư duy tư biện(d). Do đó, với tư cách là sự suy niệm – vừa có tất cả những điểm chung với loại suy niệm [khoa học thường nghiệm] trước đây, vừa đồng thời có chỗ khác biệt với nó –, tư duy triết học có những hình thức riêng biệt của mình, độc lập với những hình thức chúng có chung với nhau. | Hình thức phổ biến của tư duy triết học chính là Khái niệm(e).

Như thế, mối quan hệ của khoa học tư biện với các ngành khoa học khác chỉ là điều sau đây: khoa học tư biện không gạt bỏ nội dung thường nghiệm của các ngành khoa học khác, trái lại, thừa nhận và sử dụng nó. | Cũng thế, nó thừa nhận và sử dụng những gì là phổ biến ở trong các ngành khoa học này, [tức] những quy luật, những sự phân loại [những “loài” / Gattungen] v.v… cho nội dung của chính mình, nhưng đồng thời du nhập các phạm trù khác vào trong những cái phổ biến này và mang lại giá trị hiệu lực cho chúng. Vậy, sự khác biệt giữa khoa học tư biện và các khoa học khác chỉ liên quan đến việc biến đổi này đối với các phạm trù. Lôgíc học tư biện bao hàm Lôgíc học cựu truyền và Siêu hình học; nó bảo lưu những hình thức tư tưởng, những quy luật và đối tượng ấy, nhưng phát triển và biến đổi chúng cùng với các phạm trù mới.

Cần phân biệt “khái niệm” theo cách gọi thông thường với Khái niệm theo nghĩa tư biện. Sự khẳng định được lặp đi lặp lại hàng nghìn lần cho đến khi trở thành một định kiến rằng cái Vô hạn(a) là không thể nắm bắt được bằng các khái niệm chỉ là sản phẩm của ý nghĩa thông thường hay phiến diện này [của chữ “khái niệm”] mà thôi.

 

§10

Bản thân tư duy theo phương thức nhận thức triết học này cần phải được nắm bắt trong sự tất yếu của nó, cũng như cần được biện minh về năng lực của nó trong việc nhận thức các đối tượng tuyệt đối. Nhưng, bản thân một sự thức nhận(b) như thế [vốn đã] là nhận thức triết học, vì thế, chỉ có thể có ở bên trong triết học. Cho nên, bất kỳ một sự giải thích tạm thời nào ắt cũng sẽ đều là một sự giải thích vô-triết học và không thể có giá trị gì hơn một tấm thảm được dệt từ toàn những tiền-giả định, những cam kết và lý sự; nghĩa là, từ những khẳng quyết bất tất mà, để bác lại, người ta cũng hoàn toàn có quyền dùng các cam kết ngược lại.

Một quan điểm chủ yếu của Triết học-Phê phán[10] là: trước khi đi đến việc nhận thức về Thượng đế, về bản chất của những sự vật v.v…, phải khảo sát bản thân quan năng nhận thức để xem nó có đủ sức làm điều như thế không; [nói khác đi], người ta phải hiểu biết về công cụ trước khi bắt tay vào công việc được giả định là sẽ hoàn tất nhờ vào công cụ ấy, bởi nếu công cụ là không thích hợp thì ắt mọi nỗ lực đều hoài công. Ý tưởng này đã tỏ ra quá hợp lý đến độ nó gợi lên được sự ngưỡng mộ và tán thành lớn nhất và đã hướng dẫn nhận thức của ta từ chỗ quan tâm đến những đối tượng và làm việc với chúng đi đến chỗ quay trở lại với bản thân nó, tức quay trở lại với phương diện hình thức của bản thân việc nhận thức.

Tuy nhiên, nếu ta không để mình bị lừa bịp bởi ngôn từ thì rõ ràng là, các công cụ khác, tất nhiên, có thể được khảo sát và đánh giá bằng nhiều cách khác hơn là thông qua việc đảm nhiệm công việc riêng biệt vốn dành cho chúng. Nhưng, việc nghiên cứu về nhận thức không thể diễn ra bằng cách nào khác hơn là tiến hành một cách nhận thức(a); đối với cái gọi là công cụ ấy, việc khảo sát nó không gì khác hơn là nhận thức về nó. Song, muốn có được nhận thức trước khi nhận thức là điều cũng phi lý không khác gì quyết tâm khôn ngoan của Scholasticus muốn học bơi trước khi dám nhảy vào nước[11].

Reinhold[12], do đã nhận ra sự rối rắm ngay ở chỗ khởi đầu này, đã đề nghị một giải pháp cứu chữa, đó là: ta cần bắt đầu tạm thời với một cách triết lý giả thuyếtnghi vấn và tiếp tục với điều này – có Trời mới biết phải làm sao! – cho tới khi, trên con đường này, xảy ra tình huống rằng ta đã đạt tới được cái Đúng thật nguyên thủy(a). Nếu xét kỹ hơn, con đường này kỳ cùng dẫn tới phương cách thông thường, đó là phân tích một cơ sở thường nghiệm hoặc phân tích một giả định tạm thời đã được biến thành một định nghĩa. Ta không được phép bỏ qua một ý thức đúng đắn ở trong đề nghị này của Reinhold rằng bước đi thông thường của những tiền-giả định và những khẳng quyết tạm thời là một phương thức giả thuyết và nghi vấn. Nhưng, sự thức nhận đúng đắn này không hề làm thay đổi tính chất của phương thức ấy mà chỉ trực tiếp nói lên sự bất túc của nó.

 

§11

Nhu cầu của triết học có thể được xác định chính xác hơn theo cách sau đây. | Với tư cách là cảm xúc và trực quan, tinh thần có cái cảm tính làm đối tượng của mình, cũng như với tư cách là trí tưởng tượng, nó có những hình ảnh, và với tư cách là ý chí, có những mục đích v.v… | Nhưng, để đối lập lại, hay đơn thuần để phân biệt với các hình thức ấy của những đối tượng trong môi trường của sự tồn tại, tinh thần cũng cần phải thỏa mãn cho tính nội tại tối cao của nó, tức cho tư duy, và có được tư duy làm đối tượng cho mình. Bằng cách ấy, tinh thần trở về với chính mình, trong nghĩa sâu xa nhất của từ này, bởi nguyên tắc của nó, tính tự ngã không bị pha trộn của nó là tư duy. Nhưng, khi tiến hành công việc theo cách ấy, điều xảy ra là tư duy tự vướng vào những mâu thuẫn, nghĩa là, tự đánh mất mình vào trong tính không-đồng nhất cố định giữa những tư tưởng, và do đó, nó không đạt tới được chính mình, mà đúng hơn, bị cột chặt vào cái đối lập của nó [tức trong thế giới của những đối tượng]. Nhu cầu cao hơn đi ngược lại cái kết quả đã đạt được bằng lối tư duy chỉ thuộc về giác tính; nhu cầu cao hơn ấy đặt cơ sở trong sự kiện rằng: tư duy sẽ không chịu đầu hàng, mà vẫn mãi mãi trung thành với chính mình cả trong sự mất mát có ý thức về việc không còn tồn tại ở-trong-nhà-nơi-chính-mình(a), “khiến cho nó có thể vượt qua được”[13], và có thể – trong bản thân tư duy – hoàn thành việc giải quyết những mâu thuẫn của chính nó.

Sự thức nhận rằng bản tính tự nhiên của bản thân tư duy là phép biện chứng, rằng, với tư cách là giác tính, tư duy phải rơi vào trong cái đối lập của chính nó, rơi vào các mâu thuẫn, là một phương diện chủ yếu của Lôgíc học. Khi tư duy tuyệt vọng trong việc có thể từ nguồn lực của chính mình(b) mang lại sự giải quyết cho mâu thuẫn trong đó nó tự đặt mình vào, nó bèn quay trở lại với những giải pháp và sự bình tĩnh mà tinh thần đã có phần tham dự trong những phương thức và hình thức khác của nó. Nhưng, nó không nhất thiết phải để cho việc quay trở lại này suy sụp vào trong căn bệnh thù ghét lý tính(c) mà Plato đã trải nghiệm[14]; nghĩa là tư duy không cần phải hành xử theo kiểu tranh biện(d) chống lại chính mình như đã xảy ra khi cái gọi là cái biết trực tiếp được khẳng quyết là hình thức đặc quyền của ý thức về chân lý.

 

§12

Sự ra đời của triết học từ nhu cầu nói trên lấy kinh nghiệm, lấy ý thức mang tính trực tiếp và lý sự(e) làm điểm xuất phát. Với nhu cầu này như là một sự kích thích, tư duy hành xử một cách cơ bản theo cách tự nâng mình lên trên ý thức tự nhiên, cảm tính và lý sự để đi vào trong môi trường không bị pha trộn của chính mình, và thoạt đầu, giữ một mối quan hệ phủ định, có khoảng cách với cái khởi đầu ấy. Như thế, tư duy tìm thấy sự thỏa mãn đầu tiên ở trong chính mình, – tức ở trong Ý niệm về Bản chất phổ biến của những hiện tượng này; Ý niệm ấy (cái Tuyệt đối, Thượng đế) có thể là ít hay nhiều trừu tượng. Ngược lại, các khoa học thường nghiệm lại có sự kích thích là phải thắng vượt cái hình thức, trong đó sự phong phú về nội dung của chúng chỉ được mang lại như là cái gì đơn thuần trực tiếp, được tìm thấy, tức như một cái đa tạp được đặt bên cạnh nhau, do đó, là cái gì hoàn toàn bất tất. | Các khoa học ấy được kích thích để nâng nội dung lên [cấp độ của] sự tất yếu: chính sự kích thích này đã kéo tư duy ra khỏi tính phổ biến [trừu tượng] nói trên và ra khỏi sự thỏa mãn chỉ được đảm bảo một cách tự mình, mặc nhiên(a), và thúc đẩy tư duy hãy tự phát triển bởi chính [những phương tiện của] mình(b). Một mặt, sự phát triển này chỉ là một sự tiếp thu cái nội dung và những sự quy định mà nội dung này đã bày ra; nhưng, mặt khác, mang lại cho những sự quy định này hình thái của sự tiếp tục phát triển một cách tự do (theo nghĩa của tư duy căn nguyên) tương ứng với sự tất yếu của bản thân Sự việc mà thôi.

Dưới đây ta sẽ trực tiếp bàn một cách cặn kẽ hơn về mối quan hệ giữa sự trực tiếpsự trung giới(c)[15] ở bên trong ý thức. Ở đây, ta chỉ sơ bộ lưu ý rằng: cho dù hai mômen[16] này có vẻ như là khác nhau, nhưng không thể thiếu một mômen nào trong cả hai và rằng: chúng ở trong sự nối kết không thể tách rời. – Thật thế, cái biết về Thượng đế – cũng như cái biết về mọi cái Siêu-cảm tính nói chung, về bản chất là một sự nâng lên khỏi cảm giác hay trực quan cảm tính: chính việc nó chứa đựng một thái độ phủ định đối với cái thứ nhất, thì, trong nghĩa đó, nó đã tiến hành một sự trung giới. Bởi vì sự trung giới là một sự bắt đầu và một sự đã-tiến tới một cái thứ hai, khiến cho cái thứ hai này chỉ tồn tại trong chừng mực một cái gì đã đi đến với nó từ cái gì khác so với cái thứ hai. Nhưng, việc biết về Thượng đế cũng không kém độc lập tự chủ đối với phương diện thường nghiệm ấy; nó thậm chí mang lại cho chính mình sự độc lập tự chủ này của nó, về cơ bản, là thông qua sự phủ định và sự nâng lên này. – Nếu sự trung giới được nhấn mạnh một cách phiến diện và bị biến thành một điều kiện, thì ta có thể nói rằng triết học hàm ơn kinh nghiệm (cái hậu nghiệm) về việc ra đời lần đầu tiên của mình. | Nhưng điều này cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều lắm, bởi tư duy, trong thực tế, về bản chất, là sự phủ định đối với cái gì được mang lại một cách trực tiếp, cũng giống như ta biết ơn thực phẩm cho việc ăn của ta, vì không có thực phẩm thì ta đã không thể ăn: nhưng, việc ăn, trong mối quan hệ này, quả là được hình dung như là sự vô ơn, bởi ăn là tiêu hóa cái gì mình phải biết ơn. Trong nghĩa đó, tư duy cũng vô ơn không kém!

Nhưng, sự trực tiếp của riêng tư duy (tư duy là cái gì tiên nghiệm / a priori) lại là cái đã được phản tư vào trong chính mình, và do đó, là đã được trung giới ở bên trong; sự trực tiếp ấy là tính phổ biến, là sự tồn tại-ở-trong-nhà-nơi chính mình nói chung của tư duy(a). | Trong tính phổ biến ấy, tư duy được thỏa mãn ở trong chính mình, và, trong chừng mực đó, nó thừa hưởng một sự dửng dưng đối với việc đặc thù hóa, tức, dửng dưng đối với sự phát triển của mình. Giống như tôn giáo – cho dù được phát triển nhiều hơn hoặc ít hơn, được phát triển thành ý thức khoa học hoặc đứng yên trong đức tin ngây thơ và trong lòng mà thôi – vẫn sở hữu cùng một sự hài lòng và hạnh phúc mạnh mẽ. Nếu tư duy dừng lại ở tính phổ biến của những Ý niệm – giống như đã diễn ra một cách tất yếu nơi các nền triết học đầu tiên (chẳng hạn, ở sự Tồn tại của trường phái Eleate, ở sự Trở thành của Heraclitus, và v.v…) – thì việc chê trách về chủ nghĩa hình thức nơi nó là chính đáng. | Ngay cả trong một nền triết học đã phát triển, vẫn có thể có việc lĩnh hội những mệnh đề hay những sự quy định đơn thuần trừu tượng, chẳng hạn: “trong cái Tuyệt đối, tất cả đều là một” hay “sự đồng nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan”, còn đối với những gì đặc thù, thì cùng những nguyên tắc và những sự quy định ấy nhưng chỉ đơn giản được lặp lại mà thôi[17].

Đối với tính phổ biến trừu tượng đầu tiên của tư duy, quả có một ý nghĩa cơ bản và đúng đắn rằng sự phát triển của triết học là nhờ vào kinh nghiệm. Một mặt, các khoa học thường nghiệm không dừng lại ở việc tri giác những tính cá biệt của hiện tượng, trái lại, thông qua tư duy, chúng đã chuẩn bị(a) chất liệu cho triết học bằng cách tìm ra những sự quy định phổ biến, những loài và những định luật. | Bằng cách ấy, chúng chuẩn bị nội dung của cái đặc thù để có thể được tiếp thu vào trong triết học. Mặt khác, chúng chứa đựng sự mời gọi đối với tư duy để tiếp tục tiến lên tới những sự quy định cụ thể này. Việc tiếp thu nội dung này, – qua đó tính trực tiếp vốn còn gắn liền với nội dung và sự tồn tại được mang lại của nội dung được tư duy vượt bỏ – cũng đồng thời là một sự phát triển của tư duy ra khỏi chính mình. Như thế, trong khi triết học biết ơn các khoa học thường nghiệm về sự phát triển của mình, thì nó cũng mang lại cho nội dung của các khoa học ấy hình thái cơ bản nhất của sự tự do của tư duy (hay của cái gì tiên nghiệm) cũng như giá trị hiệu lực của sự tất yếu (thay vì sự chứng thực rằng nó chỉ hiện hữu như cái gì được tìm thấy và chỉ vì nó là một sự kiện của kinh nghiệm). | Chính trong sự tất yếu này mà sự kiện trở thành sự trình bày và sự mô phỏng về tính hoạt động nguyên thủy và hoàn toàn độc lập tự chủ của tư duy.

 

§13

Trong hình thái riêng biệt của lịch sử bề ngoài, sự ra đời và phát triển của triết học được hình dung như là lịch sử của môn khoa học này. Hình thái này mang lại cho các cấp độ phát triển của tinh thần hình thức của một sự tiếp diễn ngẫu nhiên và của tính khác biệt đơn thuần giữa các nguyên tắc và việc thực hiện các nguyên tắc ấy trong nhiều nền triết học khác nhau của các cấp độ nói trên. Thế nhưng, tổng công trình sư(a) của [toàn bộ] lao động này hàng bao thiên niên kỷ lại là Một Tinh thần sống động [duy nhất], mà bản tính tư duy của tinh thần ấy là làm sao có ý thức về tinh thần ấy là gì; và khi việc tinh thần ấy là gì đã trở thành đối tượng theo cách ấy, tinh thần lập tức được nâng lên cao hơn điều này, và, bên trong chính mình(b), đã ở vào một cấp độ cao hơn. Nơi các nền triết học tỏ ra khác nhau ấy, lịch sử của triết học một mặt cho thấy rằng chỉ có Một triết học ở các giai đoạn hình thành khác nhau, và, mặt khác, cho thấy rằng các nguyên tắc đặc thù làm nền tảng cho từng mỗi một hệ thống đều chỉ là các chi nhánh của một và cùng một cái toàn bộ. Nền triết học ra đời muộn nhất về mặt thời gian là kết quả của mọi nền triết học ra đời trước đó, và, vì thế, chứa đựng các nguyên tắc của tất cả chúng; cho nên, nếu nó quả xứng đáng với danh hiệu triết học, thì nó là nền triết học được khai triển nhiều nhất, phong phú nhất và cụ thể nhất[18].

Khi ta đối diện với quá nhiều các nền triết học khác nhau ấy, cái phổ biến phải được phân biệt với cái đặc thù dựa theo sự quy định đích thực của nó. Nếu cái phổ biến bị nắm lấy một cách hình thức và bị đặt bên cạnh cái đặc thù, bản thân cái phổ biến cũng trở thành cái gì đặc thù. Lập trường như thế tỏ ra là không phù hợp và kỳ khôi ngay đối với những đối tượng trong đời sống bình thường, giống như thể một ai đó muốn ăn trái cây nhưng lại từ chối anh đào, lê, nho v.v… bởi vì chúng là anh đào, lê, nho, chứ không phải là trái cây! Thế nhưng, đối với triết học, ta lại tự cho phép mình biện minh việc từ khước triết học chỉ vì có quá nhiều nền triết học khác nhau và mỗi cái là một nền triết học chứ không phải triết học [nói chung] – như thể anh đào cũng không phải là trái cây vậy[19]. Cũng có trường hợp một nền triết học – mà nguyên tắc của nó là cái phổ biến – được đặt bên cạnh một nền triết học khác mà nguyên tắc là cái đặc thù, thậm chí được đặt bên cạnh các chủ thuyết khẳng quyết rằng không hề có triết học, theo nghĩa rằng cả hai đều chỉ là các cái nhìn khác nhau về triết học, làm như thể ánh sáng và bóng tối chỉ là hai loại ánh sáng khác nhau.

 

§14

Cùng một sự phát triển của tư duy được trình bày ở trong lịch sử của triết học thì cũng được trình bày ở trong bản thân triết học, nhưng đã được giải phóng khỏi tính lịch sử bề ngoài, [nghĩa là được trình bày] một cách thuần túy ở trong môi trường của tư duy. Tư tưởng tự do và đúng thật thì cụ thể ở trong chính mình(a), và, vì thế, nó là Ý niệm(b), và trong toàn bộ tính phổ biến của nó, là bản thân Ý niệm(c) hay là Cái Tuyệt đối(d). Khoa học về cái Tuyệt đối, về bản chất, là Hệ thống, bởi cái Đúng thật – một cách cụ thể chỉ là như thế khi tự triển khai ở trong chính mình và được tập hợp và giữ vững trong nhất thể(a), tức như là tính toàn thể(b). | Và chỉ thông qua việc phân biệt và xác định những sự dị biệt của nó, cái Đúng thật [một cách] cụ thể mới có thể là sự tất yếu của những sự dị biệt này và là sự tự do của cái toàn bộ(c).

Một nỗ lực triết lý mà không có hệ thống thì tuyệt nhiên không thể có tính khoa học. | Một nỗ lực triết lý như thế tự nó họa chăng chỉ diễn đạt một sự cảm nhận mang nhiều tính chủ quan, và là bất tất xét về nội dung. Một nội dung chỉ có được sự biện minh như là một mômen của cái toàn bộ, còn ngoài điều đó ra thì nó chỉ là một tiền-giả định không có cơ sở hay một sự xác tín chủ quan mà thôi. | Nhiều tác phẩm triết học tự giới hạn mình như thế, tức chỉ nói lên những cảm nhận và những tư kiến. Thật sai lầm khi hiểu một “Hệ thống” là một nền triết học có một nguyên tắc bị hạn chế và bị phân biệt [theo nghĩa tách rời] với các nguyên tắc khác; trái lại, Hệ thống là nguyên tắc của triết học đúng thật, chứa đựng mọi nguyên tắc đặc thù ở bên trong nó.

 

§15

Mỗi một bộ phận của triết học là một cái toàn bộ triết học, là một vòng tròn khép kín trong chính mình, nhưng trong mỗi bộ phận ấy, Ý niệm triết học hiện diện trong một tính quy định hay yếu tố đặc thù. Sở dĩ vòng tròn riêng lẻ ấy cũng phá vỡ do sự giới hạn của yếu tố của nó, chính là vì nó là [tính] toàn thể ở bên trong nó và nó đặt cơ sở cho một phạm vi tiếp theo. | Cho nên, cái toàn bộ thể hiện ra như một vòng tròn của những vòng tròn; mỗi vòng tròn của nó là một mômen thiết yếu [tất yếu và cần thiết], khiến cho Hệ thống của những yếu tố(d) riêng biệt ấy của nó tạo nên Ý niệm toàn bộ – và Ý niệm này cũng xuất hiện ra trong mỗi một vòng tròn riêng lẻ.

 

§16

Với tư cách là bộ Bách khoa thư, Khoa học không được trình bày trong sự phát triển đầy chi tiết của sự đặc thù hóa của nó, trái lại, được giới hạn ở những chỗ bắt đầu và những khái niệm cơ bản của các khoa học đặc thù.

Bao nhiêu phần đặc thù là cần thiết để tạo nên một môn khoa học đặc thù là điều không được xác định, trong chừng mực bộ phận không nhất thiết chỉ là một mômen cá lẻ, bị cô lập, trái lại, để trở thành một cái gì đúng thật, bản thân nó phải là một cái toàn thể. Vì thế, cái toàn bộ của triết học thực sự tạo nên Một khoa học, nhưng nó cũng có thể được xét như là một cái toàn bộ được tạo nên từ nhiều ngành khoa học đặc thù. – Bách khoa thư triết học khác với một bộ sách bách khoa thông thường ở chỗ cái sau là một thứ tập hợp hỗn tạp(a) các ngành khoa học, được tập hợp lại một cách bất tất và thường nghiệm; và trong đó, có một số là các “khoa học” chỉ trên tên gọi vì bản thân chúng không gì khác hơn là một bộ sưu tập đơn thuần những kiến thức. Trong một sự tập hợp hỗn tạp như thế, vì lẽ các khoa học trong đó được tập hợp lại một cách ngoại tại, nên bản thân sự thống nhất – trong đó các khoa học được gắn kết lại với nhau – cũng là một sự thống nhất ngoại tại, tức, là một trật tự. Vì lý do đó, và cũng vì những chất liệu là có tính chất bất tất, nên trật tự ấy vẫn mãi mãi là một thử nghiệm và bao giờ cũng cho thấy có các mặt không phù hợp.

Ngoài ra, Bách khoa thư triết học trước hết phải loại trừ những sự tập hợp hỗn tạp đơn thuần những kiến thức, chẳng hạn như môn ngữ văn học(b) khi mới thoạt nhìn. | Thứ hai, cũng kiên quyết loại bỏ những tập hợp chỉ dựa trên sự tùy tiện đơn thuần, chẳng hạn như môn huy hiệu học(c); các khoa học thuộc loại này đều có tính nhân định(d) từ đầu đến cuối. Thứ ba, các khoa học khác cũng được gọi là nhân định, tuy có một cơ sở và một sự bắt đầu thuần lý. Ở đây, phần thuần lý là thuộc về triết học, còn phương diện nhân định là thuộc về tính chất riêng của chúng. Những gì là “nhân định” trong các khoa học thì có nhiều loại khác nhau:

1. Sự bắt đầu thuần lý một cách mặc nhiên của các ngành khoa học chuyển thành cái bất tất, bởi vì các khoa học này có nhiệm vụ hạ thấp cái phổ biến xuống thành tính cá biệt và tính hiện thực thường nghiệm. Trong lĩnh vực của tính biến dịch và tính bất tất này, không phải Khái niệm mà chỉ các căn cứ hay lý do(a) là được tính tới mà thôi. Chẳng hạn, khoa luật học hay hệ thống của thuế trực thu và gián thu đòi hỏi những quyết định chính xác tối hậu nằm bên ngoài sự tồn tại được quy định một cách tự-mình và cho-mình của Khái niệm, và vì thế, cho phép có một biên độ rộng rãi về sự quy định của chúng – biên độ này có thể xác định bằng cách này dựa trên một lý do cũng như có thể xác định bằng cách kia dựa trên một lý do khác và không thể có một biên độ chắc chắn cuối cùng. Cũng theo cách như thế, Ý niệm về giới tự nhiên lạc lối trong sự cá biệt hóa thành những cái bất tất; và môn lịch sử tự nhiên, địa lý học, y học v.v… rơi vào trong những sự quy định của sự hiện hữu, trong những giống, những sự phân biệt v.v… được xác định một cách ngoại tại bởi sự ngẫu nhiên, bởi “trò chơi” [của những hoàn cảnh] chứ không phải bởi lý tính. Ngay cả môn sử học cũng thuộc về loại này, trong chừng mực Ý niệm tuy là bản chất của nó nhưng sự biểu hiện ra của Ý niệm lại ở trong tính bất tất và trong lĩnh vực của sự tự do lựa chọn.

2. Các khoa học thuộc loại này cũng là có tính nhân định, trong chừng mực chúng không chịu thừa nhận rằng những sự quy định của chúng là hữu hạn(b), cũng không chỉ ra được sự quá độ của những quy định này và của toàn bộ lĩnh vực sang một cấp độ cao hơn, trái lại, xem những quy định này là cái gì có giá trị một cách tuyệt đối.

3. Tính hữu hạn này của hình thức cũng như tính hữu hạn trên kia là tính hữu hạn về chất liệu gắn liền với tính hữu hạn thứ ba là cơ sở nhận thức. | Cơ sở nhận thức này một phần là lập luận, phần khác là tình cảm, lòng tin, quyền uy của những cái khác, và nói chung, quyền uy của trực quan bên trong hay bên ngoài. Triết học nào muốn đặt cơ sở trên nhân loại học, trên các sự kiện của ý thức[20], trên trực quan bên trong hay trên kinh nghiệm bên ngoài đều thuộc về loại này cả.

[ 4 ] Cũng còn có thể là: chỉ có hình thức của việc trình bày khoa học là có tính thường nghiệm, nhưng một trực quan có giá trị thức nhận [sâu xa] lại sắp đặt những gì vốn chỉ là những hiện tượng đúng theo trình tự bên trong của Khái niệm. Trong một sự trình bày thường nghiệm thuộc loại này, những tình huống bất tất, ngoại tại của những điều kiện đều được vượt bỏ bởi sự đối lập và tính đa tạp của những hiện tượng được đặt lại bên nhau, và kết quả là cái phổ biến trình diện ra trước đầu óc. Một môn vật lý học thực nghiệm, hay một môn lịch sử v.v… có ý nghĩa sâu sắc sẽ trình bày khoa học thuần lý về tự nhiên và về những sự biến cũng như những hành động của con người theo cách này như là một hình ảnh ngoại tại [nhưng] phản chiếu Khái niệm [21].

 

§17

Đối với sự bắt đầu mà triết học phải tạo ra, có vẻ như nó cũng bắt đầu với một tiền-giả định chủ quan giống như các ngành khoa học khác, đó là, phải tạo nên một đối tượng đặc thù – ở đây là tư duy – làm đối tượng cho tư duy, tương tự không gian, con số v.v… trong các ngành khoa học khác. Chỉ có điều: ở đây là một hành vi tự do của tư duy đặt chính mình vào trong chỗ đứng nơi đó tư duy tồn tại cho chính mình, qua đó tạo ra đối tượng riêng của mình cho chính mình và mang lại đối tượng cho chính mình(a). Ngoài ra, bên trong khoa học, chỗ đứng [trong hành vi đầu tiên] – có vẻ như là chỗ đứng có tính trực tiếp ấy – phải tự biến chính mình thành kết quả và hơn thế, là kết quả tối hậu của khoa học, trong đó khoa học đạt tới trở lại cái bắt đầu của mình và quay trở lại vào trong chính mình. Bằng cách ấy, triết học tự cho thấy như là một vòng tròn quay trở lại vào trong chính mình; vòng tròn ấy không có sự bắt đầu theo nghĩa của các ngành khoa học khác, khiến cho sự bắt đầu chỉ có một mối quan hệ với chủ thể – với tư cách là chủ thể lấy quyết định làm công việc triết lý – chứ không phải có mối quan hệ với khoa học, xét như là khoa học. Hay, cũng đồng nghĩa như thế, khái niệm về Khoa học, và do đó, khái niệm đầu tiên – và vì lẽ nó là khái niệm đầu tiên nên chứa đựng sự phân ly giữa một bên là tư duy như là đối tượng cho một chủ thể và bên kia là chủ thể tư duy triết học như là cái gì ở bên ngoài tư duy – phải được bản thân Khoa học nắm bắt. Điều này thậm chí là mục đích, việc làm và mục tiêu duy nhất của Khoa học: đó là, đạt tới được Khái niệm về khái niệm của mình, và, như thế, đạt được sự quay trở về lại [vào trong chính mình] và sự thỏa mãn.

 

§18

Giống như không thể mang lại một hình dung tạm thời, khái quát về một nền triết học, vì chỉ có cái toàn bộ của Khoa học mới là sự trình bày về Ý niệm, thì, việc phân chia [nội dung của triết học] cũng thế; nó chỉ có thể được thấu hiểu từ sự trình bày toàn bộ; cho nên ở đây sự phân chia chỉ là cái gì có tính dự đoán. Nhưng, Ý niệm tự cho thấy như là tư duy tuyệt đối đồng nhất với chính mình, và điều này lập tức tự cho thấy là hoạt động tự thiết định chính mình đối lập lại với chính mình để tồn tại cho-mình; và chỉ tồn tại ở-trong-nhà-nơi-chính-mình trong cái [tồn tại] khác này(a). Như thế, Khoa học [Triết học tư biện] chia ra làm ba phần:

I.  Lôgíc học, Khoa học về Ý niệm tự-mình và cho-mình

II.  Triết học về Tự nhiên như là Khoa học về Ý niệm trong sự tồn tại-khác của nó [của Ý niệm]

III. Triết học về Tinh thần như là Khoa học về Ý niệm quay trở về lại vào trong chính mình từ sự tồn tại-khác của nó.

Trong §15 trước đây, ta đã lưu ý rằng sự phân biệt giữa các khoa học triết học đặc thù [Khoa học Lôgíc, Triết học về Tự nhiên, Triết học về Tinh thần] chỉ là những sự quy định của bản thân Ý niệm, và chỉ có Ý niệm mới tự trình bày chính mình trong các môi trường(b) khác nhau này mà thôi. Trong giới Tự nhiên, không phải ta nhận thức một cái gì khác hơn là Ý niệm mà chính là nhận thức về Ý niệm trong hình thức của sự xuất nhượng(c) của nó; cũng thế trong [triết học về] Tinh thần, cũng chính là nhận thức về Ý niệm như là cái tồn tại cho-mìnhđang trở thành tự-mình-và-cho-mình. Một sự quy định như thế – trong đó Ý niệm xuất hiện ra – đồng thời là một mômen đang trôi chảy, vì thế, từng khoa học cá biệt cũng giống như vậy, tức, nó nhận thức nội dung của mình như là đối tượng đang tồn tại trong môi trường của sự hiện hữu đơn thuần(a), rồi trong sự tồn tại ấy, lập tức nhận thức sự quá độ sang một vòng tròn cao hơn của nó. Do đó, sự hình dung về việc phân chia [các khoa học] sẽ là sai lầm, nếu đặt các bộ phận đặc thù hay các môn khoa học này đơn thuần bên cạnh nhau, như thể chúng chỉ là các bộ phận bất động và có sự phân biệt mang tính bản thể giống như sự phân biệt giữa các giống(b) [ở trong môn sinh vật học].

 



(a) Vorstellung / representation; (b) Bekantschaft / familiarity; (c) denkender Geist / the thinking spirit; (d) denkendes Erkennen und Begreifen / thinking cognition and comprehension.

[1] Theo Hegel, sự hình dung bằng biểu tượngtư duy khác nhau ở ba điểm chính sau đây (xem: Bách khoa thư III, §§465-468): a) biểu tượng là cấp độ trung gian giữa trực quan (cảm giác, tri giác với sự hiện diện trực tiếp của đối tượng) và tư duy Khái niệm. Nó là cái gì “của tôi”, chủ quan, trong khi tư duy (và tư tưởng) là không liên quan đến riêng ai (impersonal) và khách quan. b) Biểu tượng tiếp cận với tư tưởng nhưng vẫn không phải là tư tưởng thuần túy (chẳng hạn: Lượng, Chất…). Biểu tượng về màu đỏ là một biểu tượng của tư tưởng về Chất, hay chỉ là “ẩn dụ” của tư tưởng thuần túy, chẳng hạn biểu tượng về Thượng đế là một ẩn dụ của tư tưởng về cái Tuyệt đối. Do đó, nói chung, tôn giáo là hình thức của biểu tượng; nghệ thuật là hình thức của trực quan, còn triết học là hình thức của tư duy Khái niệm). c) Nội dung của biểu tượng là cô lập với những biểu tượng khác, là “trực tiếp”, còn tư tưởng gắn liền và được rút ra từ những tư tưởng khác.

(a) Formen / forms; (b) Denken als Form / thinking itself as form.

[2] Ám chỉ và đả kích quan niệm của Schleiermacher. Hegel còn đề cập lại ý này trong Lời Tựa cho quyển Tôn giáo trong mối quan hệ nội tại với khoa học (Berlin, 1822) của một môn đồ là H. W. F. Hinrich. (Xem lại: Chú giải dẫn nhập cho Lời Tựa II).

(a) Inhalt / content; (b) Bestimmheit / determinacy.

[3] “Sự quy định”, “tính quy định”: trong thuật ngữ Hegel, sự quy định (Bestimmung / determination) tương đương với Khái niệm về / của sự vật, còn tính quy định (Bestimmheit / determinacy) là đặc điểm về chất, luôn gắn liền với sự phủ định, nói lên bản tính của một cái gì để phân biệt với cái khác (vd: con người khác với pho tượng vì nó có “tính quy định” (về chất) của một con người (vd: có lý trí), đồng thời con người chỉ là “con người thực sự” khi thực hiện trọn vẹn “sự quy định” (hay “Khái niệm”) về / của con người, đó là khi thực sự suy nghĩ và hành động có lý trí. Xem thêm các chú thích 231, 233 của BVNS cho quyển HTHTT (tr. 301, 303).

[4] Hegel có lẽ muốn phân biệt ba cấp độ: a) nội dung ở trong tình cảm, trực quan v.v… được tư duy (không phản tư) thấm nhuần; b) nội dung trong tình cảm, trực quan v.v… được pha trộn với tư tưởng phản tư; và c) nội dung ở trong tư tưởng thuần túy. Trong cả ba, bao giờ cũng “có mặt” và có “chỗ đứng” của tư duy.

(a) Metapher / metaphors.

[5] Vd: biểu tượng về Thượng đế là ẩn dụ cho tư tưởng về cái Tuyệt đối. Xem chú thích (41).

(a) verwandeln / change.

(a) von Haus aus / quite spontaneously; (b) Gehalt / basic import.

[6] Ám chỉ và phê phán chủ trương nhận thức bằng “trực quan trí tuệ” của Schelling. Xem Hiện tượng học Tinh thần, Lời Tựa, §15 và tiếp (Sđd, NXB Văn học, 2006, tr. 26 và tiếp) và nhất là của Jacobi (như sẽ được bàn kỹ ở §§61-78 trong sách này).

(a) Wirklichkeit / actuality; (b) Erfahrung / experience; (c) Erscheinung / appearance; (d) seiende Vernunft / reason that is.

[7] Xem Hegel, Đại cương các nguyên lý của triết học về pháp quyền / Grundlinien der Philosophie des Rechts im Grundriss (1821), Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, NXB Tri Thức (sắp xuất bản).

(a) Dasein / being-there; (b) Existenz / existence.

* [Chú thích của tác giả:] Xem [Đại] Khoa học Lôgíc / Wissenschaft der Logik, quyển 2, chương 3: “Hiện thực” / Wirklichkeit [tức tập 6, bản Suhrkamp, tr. 186 và tiếp]. [Xem thêm: chú thích (10) của BVNS về chữ “Hiện thực”, HTHTT, Sđd, tr. 6-8 và Chú giải dẫn nhập cho §142 (và tiếp) trong sách này].

(a) Sollen / the “ought”; (b) Nachdenken / meditative thinking.

(a) Erkenntnis des festen Maßes / cognition of fixed measure.

[8] Tên tác phẩm của Grotius là Về luật của Chiến tranh và Hòa bình / On the Law of War and Peace (Paris 1625). Còn Newton, tất nhiên, đặt tên cho tác phẩm của mình là The Mathematical Principles of Natural Philosophy (London, 1687).

* [Chú thích của tác giả:] Ngay cả tờ báo do Thomas Thomson ấn hành cũng mang nhan đề là “Annals of Philosophy or Magazine of Chemistry, Mineralogy, Mechanics, Natural History, Agricultur and Arts” [16 tập, London 1813-1826]. Từ đó, ta có thể hình dung loại chất liệu nào được gọi là “triết học”. – Trong số các sách mới được quảng cáo, tôi vừa tìm được câu sau đây trong một tờ nhật báo Anh: “Nghệ thuật bảo tồn tóc, trên các Nguyên tắc triết học; sách in đẹp, khổ 8, giá 7 Shillings” / The Art of Preserving the Hair, on Philosophical Principles, neatly printed in post octavo, price 7sh. Các nguyên tắc “triết học” để bảo tồn tóc nói ở đây có lẽ là các nguyên tắc hóa học hay sinh lý học gì đấy. [Thomas Thomson (1773-1852) là giáo sư hóa học nổi tiếng. Quyển Nghệ thuật bảo tồn tóc in nặc danh ở London, 1825. Hegel đọc tin này trong tờ Morning Chronicle].

** [Chú thích của tác giả:] Khi bàn về các nguyên tắc phổ biến của kinh tế chính trị học, các chính trị gia Anh thường dùng chữ “các nguyên tắc triết học”, kể cả trong các diễn văn công khai. Trong Hạ viện Anh, ngày 2.2.1825, Brougham, trong lời đáp từ thông điệp của Đức vua, đã nói về “những nguyên tắc triết học xứng đáng với một chính khách về nền thương mãi tự do – vì quả thật chúng có tính triết học – mà Đức vua hôm nay đã chúc mừng Nghị viện vì đã thông qua nó”. Không phải chỉ có thành viên này của phái đối lập mà ngay trong buổi tiệc thường niên (trong cùng tháng ấy) do Hiệp hội chủ tàu tổ chức dưới sự chủ tọa của đệ nhất bộ trưởng, Bá tước Liverpool, – ngồi hai bên là bộ trưởng Canning và Sir Charles Long, vị tướng quản trị quân đội –, bộ trưởng Canning đã đáp từ lời chúc sức khỏe như sau: “Một thời kỳ vừa mới bắt đầu, trong đó các bộ trưởng có quyền áp dụng các châm ngôn đúng đắn của nền triết học sâu xa vào cho việc quản lý nhà nước đối với đất nước này…”. Dù triết học Anh có khác với triết học Đức đến thế nào đi nữa, thì bao giờ cũng thật vui khi nghe danh hiệu Triết học được phát biểu một cách trân trọng như thế từ miệng các vị bộ trưởng nước Anh, trong khi ở nơi khác, nó chỉ được dùng như là một tên gọi để chế giễu, nhục mạ hay như cái gì đáng căm ghét!

[9] Thật ra, câu này được sử dụng (một cách đúng đắn!) như là tóm tắt lập trường của Aristoteles (xem chính tác phẩm của Aristoteles: De Anima / Về linh hồn 2.8.432 a). Nhưng về sau, Leibniz đã bổ sung thêm một vế để giảm nhẹ tính triệt để của câu nói này: “Nihil est in intellectu, quod non fuerit in sensu, nisi intellectus ipse” (“không có gì ở trong tư duy mà trước đó không ở trong giác quan – ngoại trừ bản thân tư duy!”). (Xem Leibniz: Neue Abhandlungen / Các luận văn mới, 2:1, 2). Jacobi đã lưu ý đến câu này trong Lời Tựa cho Tập hợp các tác phẩm của ông (Tác phẩm, 2:16).

(a) der Geist / Spirit; (b) für sich / on its own account; (c) für sich / intrinsically; (d) das spekulative Denken / speculative thinking; (e) Begriff / Concept.

(a) das Unendliche / the Infinite; (b) Einsicht / insight.

(a) Erkennend / cognitively.

[10] Ám chỉ chung từ thuyết duy nghiệm phê phán bắt đầu từ John Locke, nhưng chủ yếu là I. Kant với quyển Phê phán lý tính thuần túy (B7-9; 22-27) và các đoạn mở đầu của quyển Sơ luận (Prolegomena).

[11] “Scholasticus” là nhân vật của câu chuyện kể (thường được gán cho Hierocles, triết gia phái Pythagore) trong một sách giáo khoa dạy cho trẻ em ở Hy Lạp cổ đại.

[12] Karl Leonhard Reinhold (1754-1823) trong: Beiträge zur leichtern Übersicht des Zustandes der Philosophie beim Anfange des 19. Jahrhunderts / Các đóng góp để dễ có cái nhìn tổng quan về tình hình của triết học đầu thế kỷ 19, Hamburg 1801.

(a) das Urwahre / the original Truth.

(a) Beisichsein / being at home with itself; (b) aus sich / from its own resources; (c) Misologie / misology; (d) Polemisch / polemic; (e) räsonierend / argumentativ.

[13] “khiến cho nó có thể vượt qua được”: câu của Aristoteles trong De Anima / Về linh hồn, 3.4.429a 19.

[14] Plato: đối thoại Phaedon, 89d-90e, khi Socrates phản đối xu hướng lẫn lộn khuyết tật của một mảng lý luận đặc thù với sự bất lực nói chung của toàn bộ lý tính con người. Nicolin và Pöggeler còn lưu ý đến đối thoại Laches 188c-e và Politeia (Cộng hòa) 411d.

(a) an sich / implicitly; (b) von sich aus / by its own means; (c) Unmittelbarkeit und Vermittung / immediacy and mediation.

[15] sự trung giới: xem chú thích (58) của BVNS trong HTHTT (sđd, tr. 39-40).

[16] mômen (Moment): xem chú thích (8) của BVNS trong HTHTT (Sđd, tr. 4-5).

(a) sein Beisichsein überhaupt / the overall being-at-home-with-itself of thinking.

(a) entgegengearbeitet / prepare.

[17] Ở đây, Hegel ám chỉ và phê phán triết học của Schelling về sự Đồng nhất tuyệt đối và so sánh nó với cái khởi đầu tất yếu mang tính “hình thức” đơn thuần của sự tư biện ở Hy Lạp cổ đại. Xem thêm: Lời Tựa cho quyển Hiện tượng học Tinh thần, Sđd, tr. 1-126.

(a) Werkmeister / the master workman; (b) in sich / inwardly.

[18] Tiểu đoạn trên đây thường được xem là “tuyên ngôn” nổi tiếng của Hegel về lịch sử triết học và về Một hệ thống triết học duy nhất.

(a) in sich konkret / inwardly concrete; (b) Idee / Idea; (c) die Idee / the Idea; (d) das Absolute / the Absolute.

[19] Ta nhớ rằng kể từ Kant, luôn có nhu cầu “đứng lên trên mọi xung đột của các trường phái”. Vì thế, Fichte, Schelling, Hegel luôn nói đến “Triết học” như một từ “số ít”. Đó là mãnh lực đồng thời cũng là chỗ cực đoan, độc đoán của chủ nghĩa duy tâm Đức.

(a) … “als sich in sich entfaltend und in Einheit zusammennehmend und- haltend” / … “in its inward self-unfolding and in taking and holding itself together in unity”; (b) Totalität / totality; (c) das Ganze / the whole; (d) Elemente / elements.

(a) Aggregat / aggregate; (b) Philologie; (c) Heraldik / heraldry; (d) positiv.

(a) Gründe / grounds; (b) endlich / finite.

[20] - Chữ “nhân loại học” / Anthropologie dùng ở đây theo nghĩa của Kant và của các triết gia sau Kant, khác với cách hiểu ngày nay. Trong triết học Hegel về tinh thần chủ quan, “nhân loại học” là bộ phận đầu tiên, tiếp theo là “hiện tượng học” và “tâm lý học”. (Xem Hegel, Bách khoa thư các khoa học triết học III (Triết học về Tinh thần)). Nhân loại học theo cách hiểu của Hegel là môn học nghiên cứu các phương diện của tâm lý học gắn liền với những điều kiện sinh lý học.

- “Các sự kiện của ý thức” (Tatsachen des Bewußtseins): là cơ sở cho triết học của Reinhold và các triết gia chấp nhận phương pháp của David Hume.

[21] Ám chỉ và đánh giá cao các công trình khoa học tự nhiên của J. W. Goethe.

(a) … wo es für sich selber ist und sich hiermit seinen Gegenstand selbst erzeugt und gibt / … Where it is for its own self, producing its own ob-ject for itself thereby, and giving it to itself.

(a) … zugleich als die Tätigkeit, sich selbst, um für sich zu sein, sich gegenüberzustellen und in diesen Anderen nur bei sich selbst zu sein / … at once shows itself to be the activity of positing itself over against itself, in order to be for-itself, and to be in this other, only at home with itself; (b) Elemente; (c) die Idee in der Form der Entäußerung / the Idea in the form of [its] uttering.

(a) als seiender Gegenstand / as an ob-ject that is; (b) Arten / species.

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt